Đầu tháng này, nhóm nghiên cứu thuộc Đài quan sát Nam bán cầu của châu Âu và nhóm nghiên cứu sử dụng kính thiên văn Spitzer của NASA đã công bố hệ hành tinh TRAPPIST-1 từng được phát hiện trước đây có bảy hành tinh kích thước tương đương với Trái Đất có khả năng tồn tại sự sống (Nó từng được cho là chỉ có ba hành tinh).

 

Kính thiên văn không gian Kepler của NASA cũng đang theo dõi TRAPPIST-1 từ tháng 12 năm 2016, và giờ đây đã có rất nhiều dữ liệu.

Kepler đã nghiên cứu sự thay đổi độ sáng của sao lùn do chuyển động của các hành tinh trong 74 ngày, xuyên suốt giai đoạn gọi là K2 Campaign 12. Giai đoạn này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu có được thời gian quan sát dài nhất, gần như liên tục về sao lùn của hệ hành tinh này. Thông tin này sẽ giúp các nhóm nghiên cứu phát hiện tương tác hấp dẫn của các hành tinh cũng như tiếp tục tìm kiếm các hành tinh khác có thể còn chưa được phát hiện.

Tuy nhiên, suýt nữa Kepler đã bỏ lỡ cơ hội nghiên cứu TRAPPIST-1. Trước khi những thông tin mới xuất hiện trong tháng 5 năm 2016, về các hành tinh có quĩ đạo quanh TRAPPIST-1, Kepler đã được lên kế hoạch nghiên cứu một khu vực khác. Dù họ đã biết có sự tồn tại của các hành tinh, nhưng các nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng thực hiện lại các tính toán và các lệnh để hệ thống điều hành tàu không gian sẽ điều chỉnh Campaign 12 và nghiên cứu hệ sao mới.

Trong một thông cáo báo chí, Michael Haas – giám đốc khoa học của dự án Kepler và các nhiệm vụ K2 tại Ames cho biết các nhà khoa học rất hào hứng về cơ hội nghiên cứu TRAPPIST-1 và đã “trình các đề xuất cho các mục tiêu trọng tâm cụ thể trong khu vực đó”.

“Cơ hội bất ngờ để tiếp tục nghiên cứu hệ TRAPPIST-1 đã được chấp thuận rất nhanh và sự nhanh tay của đội K2 và cộng đồng khoa học đã lại có hiệu quả” Haas nói thêm.

Nhiệm vụ K2 kéo dài từ ngày 15 tháng 12 năm 2016 đến mùng 4 tháng 3 năm 2017 đã cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu để thực hiện các phép đo về các hành tinh, quĩ đạo, cố gắng tính ra khối lượng của các hành tinh xa nhất và tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động từ trường của TRAPPIST-1.

“Các nhà khoa học và những người đam mê trên khắp thế giới được đầu tư trong việc nghiên cứ mọi thứ họ có thể về những hành tinh có kích cỡ Trái Đất này” theo Geert Barentsen – nhà khoa học tham gia dự án K2 đang làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Ames tại Moffett Field, California của NASA. “Việc cung cấp dữ liệu thô K2 nhanh nhất có thể được ưu tiên để cung cấp cho các điều tra viên một cái nhìn thật sớm, giúp họ có thể xác định tốt nhất các kế hoạch nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi cũng rất vui mừng vì điều này cũng cho phép cộng đồng chứng kiến quá trình khám phá”.

Với việc sẽ sử dụng Kính thiên văn không gian James Webb của NASA, bất cứ đo lường nào được cập nhật và những phát hiện bổ sung trong dữ liệu K2 sẽ giúp các nhà thiên văn lên kế hoạch cho các nghiên cứu tiếp theo về TRAPPIST-1.

Người quan tâm có thể trực tiếp theo dõi dữ liệu thô mà K2 thu được về TRAPPIST-1 tại địa chỉ sau: http://archive.stsci.edu/k2/trappist1/

L.C
Theo Astronomy