Những phân tích mới về vô số các hố thiên thạch trên Trái Đất cho thấy không có một mô hình chung nào của các vụ va chạm. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng Trái đất bị bắn phá một cách ngẫu nhiên.

 

 

Một số nhà thiên văn cho rằng Mặt Trời có một sao đồng hành, cứ sau khoảng 26 triệu năm, sao này lại ở vị trí gần Hệ Mặt Trời nhất, kích hoạt một loạt các tiểu hành tinh. Tuy nhiên, “người anh em” của Mặt Trời, thường được gọi là Nemesis vẫn chưa bao giờ được tìm thấy. Và các phân tích gần đây nhất cho thấy nó không có tác động nào lên Trái Đất.

Các nhà khoa học đã biết khoảng 190 hố va chạm trên Trái Đất. Trong số đó, các nhà khoa học từ ETH Zurich và Đại học Lund đã xác định được thời điểm va chạm của 22 trong số đó, với độ chính xác là 99%. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp phân tích dữ liệu gọi là phân tích quang phổ tròn để tìm kiếm các mô hình trong các vụ va chạm.

Phân tích dữ liệu cho thấy một số cụm hố có thể được giải thích bởi các hiện tượng thiên văn có tính chu kỳ, nhưng qua một thời gian dài va chạm của tiểu hành tinh phần lớn vẫn là ngẫu nhiên.

“Một số hố có thể được hình thành bởi sự va chạm của một tiểu hành tinh kèm theo một vệ tinh”, nhà nghiên cứu Matthias Meier tại Viện Địa hóa học và Thạch học của ETH Zurich cho biết, “Nhưng mặt khác, các vị trí va chạm lại cách nhau quá xa, không phù hợp với sự giải thích này”.

Meier và các đồng nghiệp đã trình bày chi tiết những phát hiện của họ trên tạp chí Những báo cáo hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng gia. Các kết quả gần đây nhất mâu thuẫn với những kết luận của một nghiên cứu tương tự đã được công bố bởi chính Meier năm 2015. Vì có rất ít các bộ dữ liệu liên quan nên sự có mặt của một vài miệng núi lửa với độ tuổi tương đương nhau có thể khiến các mô hình thống kê không chính xác.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy chỉ một vài trong số những 'cụm va chạm' cho thấy có sự có mặt của chu kỳ” Meier nói.

L.C
Theo Space Daily