Các nhà thiên văn tìm thấy hầu hết các ngoại hành tinh qua những tín hiệu gián tiếp, dựa vào sự thay đổi độ sáng của sao mẹ của hành tinh thay vì trực tiếp nhìn thấy chúng. Nhưng một số sao có ánh sáng tự thay đổi, khiến cho phương pháp này trở nên rắc rối. KIC 7917485b là ngoại hành tinh đầu tiên được xác định quanh một sao loại A trong dãy chính của biểu đồ phân loại sao qua chuyển động quĩ đạo của nó, và cũng là hành tinh đầu tiên thuộc vùng sống được của một sao loại A.

 

Sao loại A là các sao lớn và nóng hơn hầu hết sao trong danh mục của Kepler và chúng có xu hướng thay đổi độ sáng một cách đều đặn. Việc này khiến cho việc xác minh chính xác trở nên khó khăn hơn, vì những sao như vậy vừa có thể thay đổi độ sáng bản thân vừa có thể bị mờ đi khi có một hành tinh lướt qua, vì không có bất cứ lí do gì để một sao như vậy không thể có hành tinh. Chỉ có ít hành tinh được xác định quanh các sao loại A, chúng chỉ có thể được phát hiện khi ở cách rất xa sao mẹ hoặc khi ở rất gần để tín hiệu thu được đủ mạnh.

Nhưng các nhà thiên văn học đã đưa ra một ý tưởng mới trong đó sử dụng sự biến quang của chính ngôi sao để tìm kiếm ngoại hành tinh. Ngôi sao phát ra các xung vì sự thay đổi của heli ở các lớp dưới của nó. Chúng phồng lên, mờ và lạnh đi rồi lại co lại, nóng và sáng, cứ lặp đi lặp lại như thế nhiều lần trong ngày. Quá trình này diễn ra một cách đều đặn như đồng hồ. Mặc dù vậy cái đồng hồ này có một chút sai số. Các xung xuất hiện có những lúc hơi sớm hoặc hơi muộn, và bằng việc tính sau số này, các nhà thiên văn có thể đo được dao động của ngôi sao gây ra bởi lực hấp dẫn của hành tinh ở gần khi nó chuyển động trên quĩ đạo quanh ngôi sao.

Những sao số trong các xung của sao KIC 7917485 hé lộ sự tồn tại của một hành tinh có khối lượng khoảng 12 lần khối lượng Sao Mộc và chu kỳ quỹ đạo 840 ngày, ở ngay gần vùng sống được của một sao nóng như vậy. Khối lượng gấp 12 lần Sao Mộc khẳng định rằng hành tinh này là một hành tinh khí khổng lồ, thậm chí tiến gần tới khối lượng của sao lùn nâu - những nơi không thể có sự sống. Nhưng các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng những vệ tinh có thể có của hành tinh này vẫn là những đối tượng hấp dẫn nắm giữ bí ẩn về khả năng tồn tại sự sống.

Những sai số của xung rất giống với cách mà các nhà thiên văn tìm các hành tinh qua phương pháp vận tốc xuyên tâm, nhưng không cần tới phân tích quang phổ. Phương pháp này cung cấp mọi thông tin cần thiết. Hành tinh không cần phải lướt qua sao mẹ để tự hé lộ bản thân. Đây là một công cụ quan trọng trong việc tìm kiếm các ngoại hành tinh, vì các hành tinh trong vùng sống được của các sao nóng đều mất hàng trăm ngày để hoàn thành quĩ đạo, hầu hết chúng sẽ không lướt qua ngôi sao để có thể phát hiện được.

Bryan
Theo Astronomy