Có rất nhiều thiên thể kỳ lạ trong Hệ Mặt Trời, nhưng thiên thể vừa mới phát hiện trong nhóm các thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương (các TNO) với cái tên Niku có thể là một trong những đối tượng kỳ lạ nhất.

 

 

Thành phần của Niku không phải là thứ khiến nó khác thường. Nó có vẻ như giống một tảng băng với đường kính 200 km, nằm ở ngưỡng thấp hơn ngưỡng của các thiên thể được xem là hành tinh lùn. Có rất nhiều thiên thể ở khích thước và cấu tạo tương tự ở vành đai Kuiper và xa hơn.

Điều kỳ lạ nhất về Niku là mặt phẳng quỹ đạo của nó có độ lệch rất lớn so với mặt phẳng hoàng đạo, hay mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và cũng là mặt phẳng chứa hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Trái Đất nằm trên mặt phẳng Hoàng đạo, nên nó có độ lệch là 0 độ, vậy độ lệch của Niku là bao nhiêu? 110 độ. Hay nói cách khác, quỹ đạo của nó là quỹ đạo ngược.

Hành tinh có quỹ đạo lệch lớn nhất là Sao Thủy với độ lệch 7 độ. Hành tinh lùn Pluto và Eris là 17 và 44 độ và rất nhiều hành tinh lùn khác nằm trong phạm vi này. Nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo lệch bao gồm cả tiểu hành tinh và sao chổi. Nhưng Niku chắc chắn là thiên thể lớn nhất có quỹ đạo như vậy.

Vậy làm sao nó tới đó được?

Đó là điều mà các nhà thiên văn học đang cố gắng tìm hiểu. Trong một báo cáo mới, có nhiều khả năng đã được khám phá. Nhưng thiên thể này không đủ xa để rơi vào nhóm các thiên thể Sedna - nhóm thiên thể đã cung cấp lập luận chắc chắn cho hành tinh thứ chín trong Hệ Mặt Trời. Còn có những thiên thể nhỏ hơn với quỹ đạo tương tự, vậy dường như có gì đó kéo chúng ở đó.

Nhưng dù là gì, nó không thể hiện một cách thật sự rõ ràng mà thay vào đó, thiên thể được phát hiện bởi đài quan sát Pan-STARRS 1 này tỏ ra rất kỳ quái và bí ẩn. Câu trả lời có thể sẽ đòi hỏi việc tìm kiếm nhiều hơn nữa các đối tượng giống như vậy.

Trần Hữu Phú Cường

Theo Astronomy

 

Thành phần của Niku không phải là thứ khiến nó khác thường. Nó có vẻ như giống một tảng băng với đường kính 200 km, nằm ở ngưỡng thấp hơn ngưỡng của các thiên thể được xem là hành tinh lùn. Có rất nhiều thiên thể ở khích thước và cấu tạo tương tự ở vành đai Kuiper và xa hơn.

Điều kỳ lạ nhất về Niku là mặt phẳng quỹ đạo của nó có độ lệch rất lớn so với mặt phẳng hoàng đạo, hay mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và cũng là mặt phẳng chứa hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Trái Đất nằm trên mặt phẳng Hoàng đạo, nên nó có độ lệch là 0 độ, vậy độ lệch của Niku là bao nhiêu? 110 độ. Hay nói cách khác, quỹ đạo của nó là quỹ đạo ngược.

Hành tinh có quỹ đạo lệch lớn nhất là Sao Thủy với độ lệch 7 độ. Hành tinh lùn Pluto và Eris là 17 và 44 độ và rất nhiều hành tinh lùn khác nằm trong phạm vi này. Nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo lệch bao gồm cả tiểu hành tinh và sao chổi. Nhưng Niku chắc chắn là thiên thể lớn nhất có quỹ đạo như vậy.

Vậy làm sao nó tới đó được?

Đó là điều mà các nhà thiên văn học đang cố gắng tìm hiểu. Trong một báo cáo mới, có nhiều khả năng đã được khám phá. Nhưng thiên thể này không đủ xa để rơi vào nhóm các thiên thể Sedna - nhóm thiên thể đã cung cấp lập luận chắc chắn cho hành tinh thứ chín trong Hệ Mặt Trời. Còn có những thiên thể nhỏ hơn với quỹ đạo tương tự, vậy dường như có gì đó kéo chúng ở đó.

Nhưng dù là gì, nó không thể hiện một cách thật sự rõ ràng mà thay vào đó, thiên thể được phát hiện bởi đài quan sát Pan-STARRS 1 này tỏ ra rất kỳ quái và bí ẩn. Câu trả lời có thể sẽ đòi hỏi việc tìm kiếm nhiều hơn nữa các đối tượng giống như vậy.

Trần Hữu Phú Cường
Theo Astronomy