black hole

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ đen rất hiếm vốn được coi là "mắt xích còn thiếu" và nó đang ẩn náu ngay tại trung tâm thiên hà của chúng ta.

Ariel

Bề mặt của Ariel, một vệ tinh của Sao Thiên Vương, được phủ một lượng lớn băng carbon dioxide, đặc biệt là ở "bán cầu sau" - bán cầu luôn ở phía sau so với hướng chuyển động quỹ đạo của vệ tinh này. Điều này gây ngạc nhiên vì ngay cả ở những nơi lạnh giá của hệ Sao Thiên Vương - cách Mặt Trời xa gấp 20 lần Trái Đất - carbon dioxide vẫn dễ dàng chuyển thành khí và thất thoát vào không gian.

Europa

Bằng chứng cho thấy có đại dương nằm dưới lớp băng bao phủ bề mặt vệ tinh Europa của Sao Mộc và vệ tinh Enceladus của Sao Thổ đã được biết tới tứ trước đây. Một thí nghiệm của NASA gợi ý rằng nếu các đại dương này hỗ trợ sự sống, các dấu hiệu của sự sống dưới dạng các phân tử hữu cơ (ví dụ: axit amin, axit nucleic, v.v.) có thể tồn tại ngay dưới lớp băng bề mặt, mặc dù những thế giới này bị phươi dưới bức xạ mạnh mẽ. Nếu các tàu thăm dò tự động được gửi đến các vệ tinh này để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống, chúng sẽ không cần đào sâu để tìm thấy các axit amin đã sống sót qua sự thay đổi hoặc phá hủy bởi bức xạ.

exoplanet

Một ngoại hành tinh nổi tiếng với thời tiết chết chóc đang che giấu một đặc điểm kỳ lạ khác - nó ... có mùi trứng thối, theo một nghiên cứu mới của Đại học Johns Hopkins dựa trên dữ liệu từ kính thiên văn không gian James Webb.

quasar

Hình ảnh mới của tháng từ Kính thiên văn không gian James Webb (NASA/ESA/CSA) cho thấy hiện tượng thấu kính hấp dẫn ở quasar RX J1131-1231, nằm cách Trái Đất khoảng sáu tỷ năm ánh sáng trong chòm sao Crater.