Một mô hình mới về hoạt động của Mặt Trời đã đưa ra những dự đoán có độ chính xác rất cao về chu kì 11 năm của Mặt Trời. Mô hình này dựa trên các hiệu ứng phát xạ ở hai lớp của Mặt Trời là lớp gần bề mặt và lớp nằm sâu bên trong ở vị trí của vùng đối lưu. Các dự đoán từ mô hình gợi ý rằng hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm 60% vào khoảng những năm 2030, lặp lại các điều kiện từng tạo nên một "kỉ băng hà mini" trên Trái Đất khởi đầu hồi năm 1645.

 

Sử dụng đài quan sát không gian quang phổ hạt nhân NuSTAR, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được bức xạ tia X năng lượng cao từ năm lỗ đen siêu nặng mà trước đây không được quan sát do bị che khuất bởi khí và bụi.

Ngày nay, chúng ta đã có những cái nhìn sâu sắc vào không gian hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khối lượng thiên hà của chính chúng ta vẫn là một trong số những câu hỏi cần lời đáp. Các nhà nghiên cứu thiên văn học của trường đại học Columbia đã phát triển một phương pháp mới giúp đưa ra các đặc tính vật lý của Milky Way một cách chính xác hơn.

Một nhóm các nhà thiên văn học thuộc Đại học Yale và Đại học California-Santa Cruz đã tiến sâu hơn vào ranh giới của vũ trụ để nghiên cứu các thiên hà xa xôi tại thời điểm chỉ khoảng 5% so với độ tuổi hiện tại của vũ trụ.

 

Mưa sao băng Lyrids là trận mưa sao băng nhỏ diễn ra trong khoảng từ 16 đến 25 tháng 4 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng đêm 22, 23 cùng tháng. Ở các khu vực ít ô nhiễm khí quyển và thời tiết thuận lợi, người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng này. Mặc dù vậy, với điều kiện thời tiết hiện tại, hầu hết Việt Nam chúng ta khó quan sát được Lyrids năm 2015 này.