Rạng sáng các ngày 21 và 22 tháng 10 tới đây, người yêu thích quan sát bầu trời sẽ có cơ hội chứng kiến cực điểm của mưa sao băng Orionids. Đây là mưa sao băng được coi là tương đối lớn hàng năm. Năm nay, nếu thời tiết cho phép, chúng ta sẽ có thể thấy nhiều sao băng dài và sáng với mật độ khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2015 cho hai nhà khoa học Takaaki Kajita (người Nhật Bản) và Arthur B. McDonald (người Canada) cho khám phá về sự “dao động” của  hạt neutrino, chứng minh rằng hạt này có khối lượng.

Có nhiều dự đoán cho thời gian hình thành nhân trong của Trái Đất, nhưng tới nay, các nhà khoa học của trường đại học Liverpool đã sử dụng dữ liệu mới, cho thấy nhân trong của Trái Đất được hình thành, nghĩa là quá trình nhân trong bị đông cứng từ sắt nóng chảy của lõi ngoài bao quanh, là khoảng 1 đến 1,5 tỷ năm trước.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được khối lượng của các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh bằng cách nghiên cứu chuyển động của chúng dựa trên tương tác hấp dẫn với những đối tượng khác gần đó. Tuy nhiên, trong trường hợp của các pulsar trẻ, các nhà toán học tại Đại học Southampton đã tìm thấy một phương pháp mới để đo khối lượng ngay cả khi các pulsar này nằm một mình trong không gian.

Đi bộ trên một đoạn đường gập ghềnh ở Trái Đất là một điều đơn giản. Nhưng làm điều đó khi trở về Trái đất sau 6 tháng trong không gia thì không phải chuyện dễ dàng. Càng ở ngoài không gian lâu, não của các nhà du hành càng càng khó để thích nghi trở lại với trọng lực. Các phi hành gia trở về Trái Đất, sau khi sống trên trạm vũ trụ quốc tế (International Space Station - ISS), cho thấy những vấn đề kiểm soát thăng bằng, yếu cơ và các vấn đề về tim mạch.