Hơn năm mươi năm trước, một supernova (siêu tân tinh) được phát hiện trong M83, một thiên hà xoắn cách Trái Đất khoảng 15 triệu năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã sử dụng đài quan sát Chandra X-ray của NASA để lần đầu tiên phát hiện ra bức xạ tia X từ phần tàn sót lại của vụ nổ.

Một góc nhìn mới bao hàm cả 2 khía cạnh dạng lỏng và dạng phân tử của hạt nhân đã được đề xuất bởi một nhóm nghiên cứu từ Học viên Vật lý Hạt nhân d’Orsay (Đại học Nam Paris/CNRS) và từ CEA (Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp), phối hợp với Đại học Zagreb. Bằng cách so sánh với các ngôi sao neutron[1], các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã có thể tìm ra một trong những điều kiện cần thiết cho sự hình thành của tính phân tử của hạt nhân nguyên tử. Tính phân tử ấy giúp chúng ta có thể hiểu được sự tổng hợp của các nguyên tố thiết yếu cho sự xuất hiện của sự sống[1].

“Chúng ta gặp lở đất mọi nơi trong Hệ Mặt Trời,” theo phát biểu của Kelsi Singer, sinh viên cao học về Trái Đất và khoa học hành tinh, khoa Nghệ thuật & Khoa học tại Đại học Washington, St.Louis, “nhưng vệ tinh lạnh giá Iapetus của Sao Thổ có nhiều vụ lở đất khổng lồ hơn bất kì thiên thể nào khác, trừ Sao Hỏa.”

Hệ Mặt Trời của chúng ta có một sự sắp xếp có trật tự một cách đáng kinh ngạc: Tám hành tinh quay quanh Mặt Trời giống như các vận động viên chạy trên đường đua theo vòng tròn trong những đường chạy của họ và luôn ở trong cùng một mặt phẳng. Ngược lại, hầu hết các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện trong những năm gần đây – đặc biệt là các hành tinh khổng lồ với cái tên “Sao Mộc nóng” – có các quỹ đạo đặc biệt hơn nhiều.

Để hiểu được lịch sử sơ khai nhất của Trái Đất – sự hình thành của Trái Đất từ vật chất trong Hệ Mặt Trời cho tới hành tinh ngày hôm nay với các lớp của lõi kim loại, vỏ địa chất và vỏ Trái Đất – các nhà khoa học tìm tới các thiên thạch.