Barred spiral galaxy

Sử dụng Kính thiên văn Không gian James Webb, một nhóm nghiên cứu quốc tế với sự tham gia của nhà thiên văn học Alexander de la Vega thuộc Đại học California, Riverside, đã phát hiện ra thiên hà xoắn xa nhất tương tự như Milky Way từng được quan sát tới thời điểm hiện nay.

SN1987A

Supernova là những vụ nổ lớn đánh dấu sự kết thúc bi thảm của cuộc đời các sao nặng. Trong sự kiện này, ngôi sao giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ, thường sáng hơn tổng ánh sáng từ tất cả các sao trong thiên hà chủ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vụ nổ tạo ra các nguyên tố nặng và phân tán chúng ra không gian liên sao để góp phần vào sự hình thành của các sao và hành tinh mới.

Jupiter in ultraviolet

Hình ảnh vừa được công bố của kính thiên văn không gian Hubble cho thấy Sao Mộc với màu sắc tổng hợp ở bước sóng tử ngoại (cực tím). Được công bố nhân dịp Sao Mộc tới vị trí trực đối (thời điểm nó và Mặt Trời ở hai phía đối diện khi nhìn từ Trái Đất) hôm mùng 3 tháng 11 vừa qua, hình ảnh này đồng thời cho bạn một cái nhìn về cơ bão khổng lồ được coi là biểu tượng của Sao Mộc, thường được gọi là "Vết Đỏ Lớn".

exoplanets

Chúng ta đều tự hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ hay không. Khi mà những hành tinh được cho rằng có tiềm năng cho sự sống, những tín hiệu kỳ lạ từ không gian và cả những cuộc điều trần về UFO đang tràn lan trên các mặt báo, mọi thứ đang trở nên giống như chúng ta đang sắp phát hiện ra một điều gì đó lớn lao về người ngoài hành tinh. Nhưng chứng cứ khoa học tốt nhất mà chúng ta đã tìm thấy về sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh là gì?

Arp-Madore 2339-661

Bức hình ấn tượng này từ kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA ghi lại một cặp thiên hà tương tác với nhau có tên là Arp-Madore 2339-661. Danh mục Arp-Madore là một tập hợp những thiên hà kỳ lạ, và sự kỳ lạ đặc biệt của nhóm này có thể khác thường hơn cả so với cái nhìn đầu tiên của bạn, vì có ba thiên hà tương tác ở đây, không phải chỉ có hai.