Mục Bài viết, Ý kiến này chúng tôi không đặt trong mục kiến thức của website Thienvanvietnam.org do nó chưa hẳn là các kiến thức chuẩn, mà là các bài phân tích, các nhận định hay các tác phẩm dịch từ tài liệu nước ngoài của tất cả những nhà nghiên cứu, các dịch giả và độc giả yêu thiên văn gửi về cho hộp thư của Thienvanvietnam.org.

Lưu ý rằng các bài viết trong mục này ngoài các bài dịch thì đều là các bài mang tính phân tích cá nhân của các tác giả. Đó có thể là các ý tưởng mới, các góc nhìn mới về vũ trụ, cũng có thể là những quan điểm và ý kiến mở để độc giả cùng suy ngẫm. Tất cả các bài viết như vậy đều nằm ngoài phạm vi đúng/sai của thiên văn học và vật lý học. Tuy vậy, tất nhiên khi đăng bài của một tác giả lên website này, chúng tôi cũng đã có kiểm duyệt để bảo đảm đúng với các tiêu chí trước nay mà VACA luôn đề ra.
Mọi ý kiến phản hồi về các bài viết này cũng như gửi bài viết đóng góp xin gửi theo địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. . Độc giả muốn trao đổi trực tiếp với tác giả mỗi bài viết cũng có thể gửi thư qua địa chỉ nêu trên để chúng tôi cung cấp thông tin liên lạc.

-------------------------------------------------------------

Thông tin về một loại neutrino có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng gần đây do nhóm các nhà khoa học tại CERN (cơ quan nghiên cứu hạt nhân châ Âu) công bố gần đầy dù rằng vẫn đang được kiểm chứng chưa đi tới kết luận nhưng đã làm xôn xao dư luận những người quan tâm đến khoa học nói chung và vật lý hạt nói riêng. Hãy thử phân tích đôi chút về vấn đề này xem điều gì đã khiến nó có tầm quan trọng như vậy.

 

Hawking

Xin giới thiệu cùng độc giả bản dịch bài viết nổi tiếng của Stephen Hawking "Does Dod play dice" (Chúa có chơi súc sắc không). Bài viết này được Hawking thực hiện năm 1999, lưu ý rằng từ đó đến nay chúng ta đã biết thêm nhiều điều về vũ trụ.

 

Dưới đây là phần bài viết trong cuốn sách "400 năm thiên văn học và Galileo Galilei" do NXB Tri thức xuất bản năm 2009, cũng là những suy nghĩ và nhận định của tác giả trong những năm qua về việc sử dụng ngôn từ trong thiên văn học, mong sẽ nhận được phản hồi từ phía đông đảo độc giả.

 

Vài năm gần đây, thiên văn học trở nên được chú ý hơn tại Việt Nam. Bằng chứng cụ thể chính là hoạt động của các tổ chức, câu lạc bộ thiên văn tại nhiều nơi trong nước; sách báo, tài liệu ngày một nhiều và rõ ràng nhất là sự chú ý của người dân đến các hiện tượng thiên văn như trận mưa sao băng Leonids có cực điểm vừa diễn ra vào đêm qua (17/11). Nhưng liệu điều đó có hoàn toàn là đáng mừng hay không thì chúng ta hãy thử một lần nhìn nhận lại xem sao.