poster

Thứ tư tuần tới, ngày 29 tháng 11 năm 2017, một hội thảo thiên văn lớn sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Nhà xuất bản Tri thức cùng VACA tổ chức tại Trung tâm văn hóa Pháp l'Espace tại Hà Nội.

Hội thảo mang tên "Một mình giữa vũ trụ bao la?" do đơn bị tổ chức chính là NXB Tri thức sẽ diễn ra lúc 18h00 ngày 29/11/2017 tại Trung tâm l'Espace, số 24 Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

 

Diễn giả :

- Alain Doressoundiram, Nhà vật lý thiên văn tại Đài thiên văn Paris

- Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA)

- GS. Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trưởng.

 

Dưới đây là lời giới thiệu về hai nội dung được thuyết trình

 

Từ cái ngày tháng 8 năm 1995 ấy, khi mà đội ngũ Đài thiên văn Haute-Provence đã phát hiện ra hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh) đầu tiên chuyển động quanh một ngôi sao dạng Mặt Trời, ngôi sao 51 Pégase, thì cuộc tìm kiếm kéo dài của các nhà vật lý thiên văn đã đi đến kết quả.

Ngày nay, chúng ta biết đến hàng nghìn hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời. Các khám phá này có tiếng vang lớn đối với công chúng, bởi lẽ các khám phá ấy động chạm tới một đề tài làm rung sợi dây nhạy cảm trong mỗi chúng ta, đó là vị trí của chúng ta trong vũ trụ.

Hẳn là ngày nay rất nhiều « Mộc tinh nóng « (Sao Mộc nóng) (Jupiter chauds) đã được tìm ra, nhưng giờ đây, chúng ta có khả năng quan sát những hành tinh giống với hành tinh của chúng ta, và như vậy có thể bắt đầu trả lời cho câu hỏi cốt tử, có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất của khoa học hiện nay : liệu có phải chỉ có một mình chúng ta trong vũ trụ ?

Alain Doressoundiram

-------------

 

Chúng ta ở đâu? Vì sao chúng ta lại ở đây? Chúng ta có cô đơn trong vũ trụ hay không?

Những câu hỏi đó hẳn rằng không chỉ của riêng các nhà thiên văn học mà ít nhất một lần gợi lên trong tư duy của mỗi người. Theo những nghiên cứu chính xác nhất cho tới nay, vũ trụ của chúng ta hình thành cách đây gần 14 tỷ năm. Mặc dù vậy, Trái Đất và Hệ Mặt Trời của chúng ta mới ra đời khoảng 4,5 tỷ năm trước. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm hình thành, vị trí tương đối với các thiên thể khác, cùng nhiều lý do nữa đã khiến cho Trái Đất của chúng ta trở thành hành tinh rất đặc biệt: Một hành tinh có sự sống.

Ngày nay, với sự phát triển của các kính thiên văn và kỹ thuật quan sát hiện đại, chúng ta đã phát hiện ra rất nhiều ngoại hành tinh - những hành tinh có quỹ đạo chuyển động quanh những ngôi sao khác. Không ít hành tinh trong số đó được cho là có nhiều điểm tương đồng với Trái Đất.

Mặc dù vậy, cho tới lúc này chúng ta vẫn chưa tìm ra bất cứ nơi nào khác trong vũ trụ có thể tồn tại sự sống. Vậy chúng ta có thực sự cô đơn hay không? Điều gì đã khiến hành tinh của chúng ta quá đặc biệt như vậy? Những nơi nào trong Hệ Mặt Trời và trong vũ trụ ngoài kia có thể tiềm ẩn khả năng của sự sống? Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu không ngừng nghỉ, và nhiều điều đã được hé lộ để chúng ta ngày biết ngày càng rõ hơn về vị trí và sự tồn tại của chính mình.

Đặng Vũ Tuấn Sơn

--------------

 

Hội thảo mở cửa tự do cho tất cả người yêu khoa học thuộc mọi độ tuổi, ngành nghề, không mua vé hoặc đặt chỗ trước.

Độc giả quan tâm cũng có thể theo dõi qua sự kiện được thông báo trên Facebook theo địa chỉ dưới đây:

https://www.facebook.com/events/288497401663812

Trân trọng mời người yêu thiên văn tới tham dự!

VACA