Dưới đây là một bài viết bàn về khái niệm và quan điểm về thời gian của ông Đặng Ngọc Thủy, nhà nghiên cứu vật lý nghiệp dư. Bài viết tất nhiên mang nhiều quan điểm cá nhân, không nằm trong giới hạn đúng/sai của vật lý hiện đại. Mặc dù vậy, bài viết có nhiều phân tích và phản biện đáng chú ý. VACA xin giới thiệu cùng các độc giả.

 

 

 

Một góc nhìn triết học về thời gian

(Bài viết ban đầu có tên là "Thời gian, dưới cách nhìn của Phật giáo", tuy nhiên khi đưa lên website này, chúng tôi đã dùng một tên cho phù hợp hơn)

Thời gian là một khái niệm rất mênh mông, từ nhận thức đi đến định nghĩa. Phải chăng nó là một hình thái tự thể nhưng vô hình của tự nhiên, nghĩa là vẫn có...tựa như không gian? Các nhà triết học và các nhà khoa học lớn từ cổ chí kim từng bàn luận nhiều về nó với đủ mọi luận điểm nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng bằng một công nhận nhất quán, ngày càng chìm sâu vào một mớ triết lý bòng bong rối rắm, mù mờ, phủ nhận rồi lại thừa nhận dưới một tiêu chuẩn cũng tương đương! Dù sao, có thể nói mà không sai : “Cho đến thời điểm hiện nay, khoa học (và cả triết học) còn chưa thống nhất hoàn toàn: ‘Thời-Gian’, nó là cái gì?”. Vì thế, chính nó lại là lối thoát hay có câu giải đáp, dù khá mập mờ : - ‘Thời gian sẽ trã lời!’. Nhưng hiện tại bây giờ trong khi chờ đợi nó trã lời, nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề thì không thể bàn thảo thêm được gì mới mẽ về cái gọi là thời gian co dãn trong thuyết tương đối. Nó cần được mổ xẽ ngay lập tức (!) để đưa ra một quan điểm về nó với ‘tính thời gian mới’. Nếu không vậy, không thể nào thoát ra được mớ xiềng xích lẩn quẩn, nối kín rồi lại xoay quanh. Dùng cái này để định nghĩa cái kia rồi đem cái kia định nghĩa lại cái này! Có thời gian mới có vận tốc, có chuyển động (vận tốc) mới sinh ra thời gian!

Nhân loại thích rắc rối vì luôn gây ra rắc rối! Quay cuồng cuốn theo vòng xoáy của khái niệm và đang dần chết chìm trong đó! Tốt nhất là bải bỏ nó (thời gian) nếu có thể được, vì không thể cắt ra để tạo lối thoát (không thể định nghĩa). Bản thân của một hệ khép kín là bất toàn, và không có lối mở. Tự nó không thể dùng định nghĩa lại nó để có thể hiểu được đầy đủ về nó, tương tự như việc học tiếng Anh với một giáo viên người Anh...nhưng ông ta không biết tiếng Việt (?). Số lượng thông tin được tiếp nhận từ ông ta qua cử chỉ không đủ để hiểu rõ, thậm chí nhiều khi không thể hiểu được trong một số trường hợp. Ông ta và học viên cần được bổ trợ từ bên ngoài bằng từ điển song ngữ. - Khoa học chọn bất toàn nhưng logic hơn là vẹn toàn nhưng phi logic (PhamVietHưng’s Home). Người viết hướng về cách thứ hai và đã trãi qua nhiều năm suy tư (đôi khi, thỉnh thoảng) để đi đến nhận định đấy. Tất nhiên phải đọc và phân tích nhiều quan điểm, trường phái triết học, trước khi nhận ra triết lý của phật giáo là tương đồng, có đầy đủ ý nghĩa tốt nhất để giải thích vấn đề do không có một nghiệm toán học nào có thể cho ra được hình dạng cái gọi là ‘thời gian’...(!) vì nó đang là một tiên đề của logic, phần cơ bản và ít ỏi nhất, sử dụng mà không có, không thể, hay không cần định nghĩa. Toán học có thể cho ra dây (lý thuyết dây, cái cơ bản của vật chất) chứ không thể cho ra bộ phận của toán học, cái logic không có cụ thể và chỉ là luận lý hình thức. Hình như có một nhà tư tưởng nào đó có ví von rằng : “Con người đang bị khóa trong một cái chuồng (khái niệm) do mình tạo ra..., trong đó còn nhồi nhét thêm một số con kỳ quái gì đó (logic hình thức v.v..), đã không cho nó ăn uống đầy đủ mà lại còn cắt thêm cái đuôi của nó. Giờ đây, nó đang nhìn chúng ta như bửa trưa cho cái bụng lép kẹp của nó!”.

Bài này chỉ xem là một tham luận nhỏ, nó không thuộc về tiêu chí phổ thông vì tính phi khoa học của nó theo tiêu chuẩn khoa học hiện nay. Tuy vậy, cũng hy vọng trong tương lai các luận điểm này được chú ý nhiều hơn và tìm ra được cách đưa vào dòng chính bằng một hệ mới phù hợp.

Bài viết đưa ra thêm quan điểm về vấn đề sau khi đọc hai bài viết trước và sau cùng nội dung chủ đề “Thời gian là gì?” của tác giã Đặng Vũ Tuấn Sơn trong trang Thienvanvietnam.org (VACA). Là bài viết về thời gian với các nhận định thuộc tính tự nhiên (bài cũ), tính nhân quả, tiến trình (bài mới), theo truyền thống và như vậy, có khác biệt quan điểm về vấn đề đấy với người viết dù nội dung đưa ra được lập luận súc tích khó thể bác bỏ (hàm chứa khái niệm entropy)! Tôi vẫn gởi đầu tiên các bài viết mới của mình về cho người phụ trách trang VACA. Bài viết là một trích đoạn trong bài Vũ trụ luận mới, một phiên bản nâng cấp khá dài của các bài cũ nên người viết tách ra và xây dựng lại như là một bài theo chủ đề riêng để đăng gởi. Việc này không thuận lợi và rõ ràng khi luận giải vì chúng có liên quan với nhau, xen chung nhưng nằm trong các phạm trù khác thiên về logic hơn. Sẽ rõ rệt hơn khi đọc bài tổng hợp hoàn thành sau này.

Bắt đầu từ khái niệm ‘Thuộc tính’ là cái gì? Nó thuộc về lỉnh vực triết học về tự nhiên hay triết luận của tư duy, khái niệm này nằm trong bản thể hay nhận thức, hay cả hai vì không thể tách ra. Đôi chổ không thể tách được nhận thức thuần túy và lý tính vật chất, cái cơ bản. Còn tính nhân quả trong tự nhiên có khác biệt với luật nhân quả trong triết học nhân văn. Hảy còn quá mơ hồ khi cho là một số thuộc tính riêng nào đó của vật chất lại do cảm quan nhận thức xác định. Ví dụ : - Ánh sáng được con người, sinh vật, nhận thức qua các màu sắc nhưng kỹ thuật hiện đại cũng xác định được nó qua các tần số. Như thế ánh sáng có thuộc tính cơ bản khách quan của nó nhưng cũng được nhận biết bằng nhận thức có tính chủ quan! Còn thuộc tính nặng cứng của cục sắt, lỏng của nước, hay lạnh của băng đá thì rõ ràng rồi, có thể đối chiếu bằng cụ thể và là lý tính tự nhiên của vật chất, mặc dù vẫn cần đến xác định bằng nhận thức. Nếu không, điều này chẳng có ý nghĩa gì cả và như thế, không có khái niệm thuộc tính tự nhiên vì tự nhiên không biết được và phân biệt được các thuộc tính này để gọi là thuộc tính của riêng nó và thậm chí, chẳng biết được là...có nó. Chúng nó (vật chất) bằng phản xạ đàn hồi (bức xạ) ánh sáng từ nguyên tử của nó đã cho phép chúng ta nhìn thấy được chúng, hay nói một cách khác chủ động hơn...chính chúng nó đang nhìn về chúng ta chứ không phải chúng ta đang ngắm nhìn chúng. Nếu vật chất không có khả năng này thì con người chẳng thấy cái gì cả...dù giửa ban ngày (?), tất cả là tối đen như mực! Bản chất thế giới này vốn vô nghĩa...!

Thuộc tính riêng tự nó là vô nghĩa nếu không có ‘so sánh’ để xác định được sự khác nhau giửa các thuộc tính. Như vậy để xác định, phải có sự tham gia của ý thức và ý thức gắn cho nó một thuộc tính riêng căn cứ vào đặc trưng của nó. Như vậy, đây có phải là thuộc tính cơ bản và khách quan hoàn toàn, đứng ngoài ý thức hay không! Còn vị đắng của thuốc, cay của ớt, thơm của hoa, ngọt của đường thì như thế nào...? Sao con két ăn được nhiều ớt mà chúng ta thì không, trẽ em thì không thích khổ qua vì nó đắng nhưng người lớn lại thấy ngon và cả hai đều thích đường? Ngọt, đắng củng chỉ là các khái niệm dùng để chỉ cảm giác cảm nhận được  từ loại chất đó mà chỉ mổi chủ thể biết rõ được nó đối với mình là như thế nào! Từ đó qua kinh nghiệm cộng đồng trở thành nhận định chung (theo ý của ‘Bản đồ hành trình tâm linh’, Sayadaw U. Jotika). Nó cũng có tiêu chuẩn, thang độ và có thể phân định bằng các phương pháp định lượng phân tử, với ngưỡng nồng độ các chất tạo vị mùi khác nhau, với vị này mùi này có cấu trúc phân tử khác hơn so vị kia mùi kia. Vậy, có nên cho đó là thuộc tính cơ bản tự nhiên của loại đường, loại hoa, được không (?), hay chỉ có mổi khả năng của ý thức nhận biết được! Hoặc cần phải đi sâu thêm, rơi ra ngoài khuôn khổ thông thường! Người viết thực sự không trã lời chính xác được câu hỏi này! Vì bị treo lơ lững trong ngôn ngữ  (Niels Bohr).

Như vậy, khái niệm không chỉ còn là một cái chuồng dùng để bảo vệ những gì bên ngoài với cái nguy hiểm ở bên trong, hoặc bảo vệ cái bên trong tách khỏi tác động không mong muốn từ bên ngoài hay cô lập điều gì đó trong một khuôn khổ quy định. Không chỉ dừng lại tại đó, nó bắt đầu thể hiện như một cái thòng lọng bằng thép chắc chắn nhất mà con người có thể tạo ra trong lịch sử...chỉ để dùng cho chính mình. Chúng ta đã từng kêu to : -‘Thà chết còn hơn mất tự do’! Phải có tự do tuyệt đối và đau khổ, cắn rứt, cay cú khi ai đó cắt xén bớt đi...dù là vợ của mình (?).  Một tư tưởng, một nhận thức về tự do trong khi vẫn chấp hành cái thòng lọng khái niệm. Nó đang mỉm một nụ cười bí ẩn! Vì rằng muốn được tự do chính là phải hạn chế nó, muốn được yêu thương phải giảm bớt thương yêu. Quy giảm và mâu thuẩn có trong triết lý nhân sinh của Lão Tử.  

Khái niệm thuộc tính mặc nhiên đã bàng bạc xuất hiện trong khái niệm nhân quả, tiến trình. Nó ‘có’ mặt trong nguyên nhân và tất yếu phải ‘có’ mặt trong kết quả như một sở hửu của nó, mọi người đều nghĩ là như vậy. Chúng ta đã quên đi bản chất của sự việc vì ‘thói quen ăn sâu từ lâu lắm’ của nhận thức trong cuộc sống thường nhật. Dưới quan điểm phong kiến tính sở hửu đôi khi được mặc định như là một tất định tự nhiên thay vì là một quyền được pháp định. Nó được chế định bằng ước lệ xã hội thời ấy. Ví dụ, hôn nhân thời đó cho phép sở hửu những cái gì do hôn ước mặc nhiên, tỷ như sở hửu vợ của mình (xuất giá tòng phu, xuất phu tòng phụ!) tệ hại hơn khi có nơi phu tử thì phụ phải tử. Phụ không có một pháp quyền tự nhiên của riêng mình hoặc có thì quá tối thiểu, hạn chế; mặc dù họ là một thực thể tách rời chẳng có liên quan gì đến phu, ông chồng của bà ta, hay được làm ra từ cái xương sườn của Adam như Eva thời nguyên thủy...! Nhưng nó được ‘quy định’ là có liên quan và phải phụ thuộc, vì...‘Tề gia mới trị được quốc’! Thánh nhân Khổng Phu Tử đã nói như vậy thì cứ ý như thế mà thực hiện. Tóm lại, với diễn giải vừa rồi người viết muốn nhấn mạnh cái ý : Thuộc tính hay sở hửu là một thói quen của nhận thức, do con người đặt ra chứ vật chất ‘tự nó’ không có sở hửu cái gọi là thuộc tính, nó không thể biết được cái thuộc tính của mình. Chúng ta bằng nhận thức đã đặt cho nó cái thuộc tính đó cho nó mà vốn dĩ <tự nó là như vậy>. Nó không thể biết được, không thể phân biệt được nếu không có chúng ta với các khái niệm thuộc về tính và về sở hửu. Đây là nguyên lý tự nhiên, tựa như nguyên lý bất định trong cơ học lượng tử, không phụ thuộc vào khách quan hay chủ quan. Tất nhiên, theo nhận thức thông thường ta vẫn cho rằng thuộc tính tự nhiên là thuộc tính cơ bản khách quan không phụ thuộc vào nhận thức, điều này ‘cũng là sự thật’...nhưng nó lại vô nghĩa khi không được nhận thức!

Có lẽ khái niệm ‘Thuộc tính của tự nhiên’ dùng cho thời gian chưa toát lên hết đầy đủ ý nghĩa cần có của một định nghĩa về nó. Theo cùng khuynh hướng có vẽ ‘Thời gian là sự biểu hiện tự nhiên’ đến từ sự thay đổi các trạng thái của vật chất trong không gian, tránh được hạn chế phạm vi nội dung thuật ngữ. Tuy vậy vẫn còn lờ mờ và thực sự đó không phải là một định nghĩa. Nhà thơ Xuân Diệu có câu : “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”! Rất có ý nghĩa khi thay từ ‘tình yêu’ bằng ‘thời gian’ (!). Do chúng có chung từ một cái nôi. Cái gì có trong cái nôi này đều không thể định nghĩa chính xác, vì nó...(cái nôi - ý thức), không thể giải nghĩa tốt cho chính mình mà chỉ thích định nghĩa chuẩn cho cái khác, ở bên ngoài! Còn câu  : “Nó chiếm hồn ta....” thì không còn gì để nói! Có khi, thời gian chính là cái bóng ma của linh hồn (?), vì nó ám vào tất cả!

Định nghĩa về thời gian thực sự là một định nghĩa xương xẩu. Bất cứ định nghĩa nào dể hiểu, trong sáng, thông thái và hay nhất về nó thì phải lấy chính nó dùng làm định nghĩa (!). Các nhà định nghĩa bậc thầy đã linh hoạt, khéo léo áp dụng phương pháp này khi đem dấu nó dưới các khái niệm mà bản thân khái niệm ấy đã có ẩn chứa ông cụ thời gian! Tại sao? – Vì nó là một hệ kín, không thể bổ chẽ (triết lý) nó ra để mà tổng hợp, mà nếu dùng các thành tố khác đem vào để phụ nghĩa thì bản thân các thành tố này là vô nghĩa nếu không có chứa nó (thời gian)! Do nó đã được mặc định từ trước như một tiên đề. Thời gian đã có được niềm tin sự hiện diện của mình vững chắc trong tiềm thức để được lấy ra dù chỉ vô tình do tính quên hay không cẩn thận. Đấy chính là nghịch lý tự quy chiếu. Tóm lại thời gian không có, không thể định nghĩa rõ ràng được vì... ‘nó không hề có thật!’. Chính xác là không thật có nhưng vẫn như...đang thấy có!

Có thể xác định, vật chất – ngôi thứ nhất (khách quan) và ý thức – ngôi thứ hai (chủ quan, nhân loại) luôn gắn liền với nhau tựa như không gian và thời gian của thuyết tương đối, gần giống như là một thuộc tính hay là một chiều của nó. Khi tách hẳn ý thức rời khỏi vật chất (nhận thức về vật chất) là tự động tách thời gian rời hẳn khỏi nó, không còn xem thời gian như là một thuộc tính của phần còn lại! Còn nếu không thừa nhận cái này (ý thức) là đối tác tất yếu của thế giới vật chất, thì cũng phải xóa bỏ luôn cái kia (thời gian) như là một phần của nó. Đây là quan điểm của bài viết. Có thể nhận định <Thời gian chính là ý thức> vì được thành lập bởi cái này hay chính xác hơn là một thành phần của nó, do nó tự cấu trúc (số trạng thái) khi nhận được thông tin từ bên ngoài; tựa như bit, byte và số trạng thái logic (thuật toán) trong phần mềm của vi tính và máy tính cũng có lưu. Thường khi chúng ta vẫn nhận định những gì được đưa ra từ ý thức là phó sản của nó, giống như cái máy chế ra sản phẩm. Đối với người viết, ý thức là một cái gì đó vô hình của vật chất, cụ thể là của nhân loại. Khó thể cho rằng từ cái này lại có thể đẻ ra thêm một cái vô hình bậc hai nào đó nữa (!), mà nếu cái bậc hai này (ý tưởng) có cấu tạo cấu trúc về cơ bản như bậc một thì chính nó là bậc một. Tuy nhiên theo như thông dụng, thuật ngữ “sản phẩm của ý thức” hay ý tưởng vẫn được sử dụng vì không có từ nào thay thế thuận tiện hơn, mặc dù thuật ngữ ‘sãn phẩm’ này nghe ra thật là kỳ cục với nó. Tóm lại, bài viết cũng chấp nhận quan điểm thời gian là sãn phẩm của ý thức hay là ý tưởng của nó! Có các bạn hửu như cảm tình, hận thù, hồi hộp, yêu v.v..?!

Trở lại vấn đề, bản thân cục sắt không có ý thức, nhưng nó là ‘cục sắt’ mà không phải là ‘cục đất’ chỉ khi nó được nhận thức rằng nó chính là cục sắt, có thuộc tính sắt. Nếu không, sắt đất như nhau hay đúng hơn...không tồn tại trong khái niệm của nhân loại. Còn cục đất chẳng nào thể biết được là đang có một cục sắt thu lu ngồi gần đâu đó! Bản thân tự nó vô nghĩa và như vậy, chẳng còn tồn tại cái gì gọi là thuộc tính cơ bản cả. Vũ trụ vô nghĩa khi không có con người, về mặt triết học, nhận thức luận. Trước khi loài người được sinh ra, vũ trụ xem như không có...! Vì không có cái gì để nhận biết được nó có tồn tại hay không tồn tại (‘Cogito, ergo sum’. Descartes)! Nhân loại đang tạo ra vũ trụ từ cái không – thực, đi đến cái có – ảo (nhất thiết duy tâm tạo, – Pháp điển). Thực tế cần biết rằng vũ trụ được tạo thành từ chân không, cái không thể thấy được. Chúng ta là đồng hội đồng sàng của cái không vũ trụ này; tất yếu phải nhận biết được nó, và nó chỉ được nhận biết vì có chúng ta. Nói như vậy không có nghĩa là vũ trụ vật chất không có thực nếu không có con người, mà chỉ là đối với con người...‘nó mới có được ý nghĩa’ và như vậy “thời gian và không gian là cái không thể xác định được bản chất, có được giá trị”. Trên tất cả, những gì có được ý nghĩa, tức là có tồn tại. Tồn tại bởi từ ý thức. Người ta không chính thức dùng từ cục, khối cho khái niệm thời gian, vì ‘Khái’ (sơ lược, không có định nghĩa cụ thể hay không có cụ thể dùng để định nghĩa chính xác), còn ‘Niệm’ (ý). Không có khái niệm gổ, đá!

Khi tranh luận với trường phái Copenhagen mà đại biểu xuất sắc của nó là Niels Bohr khi ông xác định : -“Nguyên tử không phải là vật thật”. Einstein phản đối : -“Khi không thấy mặt trăng không có nghĩa là nó không có thực!” và “Chúa không chơi trò súc xắc”. Cuộc tranh luận đi đến kết quả : ‘Tự nhiên đúng là như vậy’, đã không có thực mà lại còn thích chơi súc xắc khi mô tả bằng các phương pháp toán học và sau đó, được kiểm nghiệm chính xác. Hậu quả sau này Einstein phải cảm thán : -“Đất dưới chân tôi sụp đổ, tôi không còn biết bám víu vào đâu!” rồi chán nản...-“Tôi là một ông già cô độc, lạc lỏng, bị bỏ rơi lại trong dòng chảy của những chân trời quá mới lạ!”. Như vậy, phi hiện thực (ảo kiến) là biểu hiện chính xác nhất cho nhận thức về thế giới tự nhiên. Tiến trình và nhân quả (hiện thực, định xứ) không có xảy ra trong phép xác xuất của cơ học lượng tử. John Von Neumann (nhà vật lý lượng tử, khoa học máy tính. Người đã tính toán xác suất va chạm neutron trong phân rã hạt nhân dùng cho bom nguyên tử). Ông nói : -“Không có gì là thật, trừ khi ý thức hiện hửu. Tất cả vật thật đều tạo thành từ ý thức, điều này hoàn toàn trái với chủ nghĩa duy vật!”. Và Eugene Wigner (giải Nobel vật lý 1963) – “Ý thức là thực tại tối hậu, ý thức là yếu tố của cơ bản thực tại”. (Theo PhamVietHưng’s Home. 2012). Có lẽ, vấn đề đã phát triễn quá giới hạn của hiện thực. Hiện thực lượng tử đã bị đẩy lên đến mức nhảy vào hiện thực vĩ mô phi lượng tử, nơi mà các dao động lượng tử quá nhỏ bé so với thực thể quá lớn để hiện tượng suy sập hàm sóng được xem là hiện thực! Dù sao, chúng ta vẫn chưa nhận thức được hết những gì mà các nhà khoa học lớn muốn nói! Vì vậy, hiện thực dưới cái nhìn của Phật giáo tiếp cận tốt hơn mà vẫn đủ tính khoa học.

Không gian và thời gian là những khái niệm không có cụ thể, tựa như hư không. Vì vậy nếu đem cuốn cong và co dãn những cái không có cụ thể này, e không phù hợp! Đây chính là đỉnh cao và uyên thâm nhất chưa từng có của chủ nghĩa logic hình thức. Người ta đã chán ngấy tới cổ cái chủ nghĩa này rồi! Vì vậy, cần ghép cho cái logic hình thức trong mô hình của phương trình trường Einstein (không gian cong) bằng một cái cụ thể “trường lượng tử”, tương tự  trường Gauge. Và cái ‘T’ tensor moment ứng suất năng xung lượng do hấp dẫn tạo ra, và tensor ricci ‘R’ của metric Riemann dùng để xác định độ cong không thời gian...một loại logic hình thức (thuần toán học), cần được thay thế trực tiếp cụ thể bằng thế năng lượng tử, thế năng thang Planck của trường thế dẫn tạo ra chuyển động, cái mà ta gọi là lực đẩy của trường thế. Với vấn đề kéo dãn khung không gian (frame dragging) chung quanh vật thể (thiên thể) đang quay đưa đến kết quả bất biến trong thí nghiệm Michelson là do từ năng lượng bị kéo dãn (tần số) do quay chứ không phải là từ thời gian (một thứ có thật) như thuyết đã nói (xem bài Vũ trụ luận mới).

Còn thời gian?...- “quá ảo ảnh (!), phải loại bỏ”. Chúng ta chỉ sử dụng nó như là một phương tiện cần thiết trong khoa học nhưng không có thật, tạm thời, giống như một yếu tố phụ. Tựa như qua sông thì phải cần thuyền nhưng nhà Phật cũng đã nói, đến bờ thì phải vứt bỏ thuyền đi, nó không còn tác dụng, ý nghĩa. Chẳng ai vác nổi nó trên vai mà không lõng gối khi đi tìm chân lý! Nếu đã đến như vậy thì trong khoa học để khỏi nhầm lẫn cần dẹp luôn cả cái tên cũ của nó... ‘thời gian’. Không còn chổ lùi lại hay thỏa hiệp. Trước mắt tạm thời đặt cho nó một cái tên mới là ‘nhân tố thứ ba’ thế vào chổ trống, đối tác trong thứ nguyên của cơ học, vật lý. Thà khử nhầm còn hơn bỏ sót (?) cái ‘Thời gian’, một từ ngữ của một nhận thức. Nó phải lui vào lịch sử và lịch sử sẽ phán xét việc đấy đúng hay sai? Chuyện chẳng đặng đừng, thật là ngoài ý muốn...!

Thế là đã rõ ràng, thời gian là cái không có thật, không thấy được, không nhận biết rõ ràng nên không thể có định nghĩa, nó chỉ còn là khái niệm, cái tên. Về loại thời gian đang được sử dụng trong khoa học thì có ý nghĩa như một phương tiện để sử dụng, thể hiện dưới dạng một ký tự của thứ nguyên (t) với các đại lượng của nó (s) và được xác định tùy theo ý tưởng (ví dụ: yếu tố thứ ba!). Chỉ đơn giản như vậy. Cái phương tiện này đã được sử dụng hợp lý (không gian cong trong thuyết rộng hay thế trường trong vũ trụ luận) và không hợp lý (thuyết hẹp). Vì vậy, nó không có tính tổng quát. Có một nghịch lý là đa số tin vào sự vững chắc của thuyết hẹp mà lại băn khoăn về thuyết rộng! Có lẽ thông thường người ta chỉ tin vào cái gì cụ thể (thí nghiệm Michelson), và đặt lòng tin tuyệt đối vào kết quả mắt thấy?

Nghe qua phải chăng người viết bài đem chủ nghĩa duy tâm đổ bộ vào vật lý (lý thuyết về vật chất), điều mà các nhà khoa học dị ứng. Đúng như vậy, khoa học cũng đang sử dụng nó đấy thôi...! Một số tiên đề được mặc định trong khoa học là xuất phát từ ý tưởng, thuần túy là sản phẩm của tư duy. Nó chẳng liên quan cụ thể gì từ vật chất và cũng chẳng phải là thuộc tính của nó. Vã chăng khoa học, vật lý, cũng chẳng phải là cái được thả từ trên trời rơi xuống...!

Trở lại vấn đề, trước đây theo quan niệm phổ biến và truyền thống, thời gian có ý nghĩa tất định khách quan và có một chiều dương trôi đều đặn từ quá khứ đến tương lai không trở lại, không phụ thuộc vào các định luật vật lý, không gian, cho đến khi Einstein đưa tầm nhận thức lên một mức mới với thời gian không còn tất định khách quan, nó phụ thuộc vào định luật vật lý (vận tốc, thuyết hẹp) và không gian (thuyết rộng). Theo thuyết này, không gian thực của vũ trụ là không gian cong (hình học) do ảnh hưởng cũa hấp dẫn (hoặc khối lượng theo Einstein, thực tế là cong theo năng lượng hấp dẫn); tất nhiên thời gian (giá trị) cũng phải trôi (ảnh hưởng) theo chiều cong này. Nhân loại bỗng nhiên được có thêm một khái niệm mới, ‘Không - Thời gian cong...!’, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa này mặc dù nó được cho là hiện thực.…, ít ra với vật lý lý thuyết! Không-thời gian phẳng là không gian, thời gian khách quan và tuyệt đối, nó gồm hai cơ cấu tách biệt hẳn với nhau và là nhận thức truyền thống. Trong trường hợp đơn giản về kỹ thuật cũng có thể xem là một hữu hạn vận tốc thấp thông thường (nên hiểu là loại vận tốc mà vật chất được đẩy bởi thế trường chiếu theo thuyết rộng, không gian cong) nằm trong phạm trù trên tuân theo các định luật của Newton hoặc tạm xem nó tồn tại nơi rất xa các khối lượng thiên thể (vô cực), nơi mà cường độ lực trường là tối thiểu cận không, “không gian khá phẳng” theo thuyết tương đối. Nhưng tại sao nơi không gian rất cong (cận thiên thể), định luật “Vạn vật hấp dẫn” vẫn chính xác (!). Đúng như thế, vì vậy một trong hai hoặc cả hai thuyết này có cái vấn đề mâu thuẩn gì trong đó?

Quan điểm của bài viết cho là: Thời gian không phải là thuộc tính tự nhiên, có nghĩa là vũ trụ không có thời gian thực, đồng nghĩa với thời gian không phải là thường tại có tự tính của không gian hay vật chất, hoặc tự  tại khách quan với sự trôi tự thân của nó. Thế giới của vật chất năng lượng không có tồn tại trong đó một loại chất liệu vô hình trôi chảy của cái gọi là thời gian, được xác định là một hình thái riêng biệt khác với vật chất để có thể co dãn dù gắn liền với chuyển động của vật chất trong không gian. Nó - thời gian chỉ là ảo ảnh, ảo giác (ảo tưởng) của nhận thức với phản ảnh của kinh nghiệm và là thuộc tính của...ý thức. Khi không có hoặc không còn nhận thức (đối với nhân loại, sinh vật) thì thời gian vô nghĩa (đối với phần vũ trụ vô thức còn lại). Thời gian chỉ là một loại giá trị do nhận thức từ bên trong khi đối chiếu với hiện tượng tự nhiên bên ngoài, nó không phải là sản phẩm có thật ngoài tự nhiên (ảo), hay là một hình thức gì đó của nó theo như định nghĩa đã có (từ điển). Tất nhiên khoa học nghi vấn, bác bỏ và không chấp nhận một triết lý mơ hồ thiếu chứng cứ rõ ràng như vậy! Vì lấy gì làm thước đo hay còn gọi là chiều thứ tư ?... Nhưng với ý nghĩa này ta sẽ thấy cách cấu trúc thời gian của nhận thức (theo vật lý) như sau :

Do nhận thức kinh nghiệm trong cuộc sống và thước đo quá trình diễn biến các định luật hóa - lý v.v…cần phãi có một gốc quy chiếu với một giá trị được ghép vào để thể hiện điều này, và thời gian được ghép vào với ý nghĩa giống như là một thuộc tính tự nhiên. Cái gọi là thời gian không hề tác động đến định luật vật lý và ngược lại, các định luật tự nhiên diễn ra không cần kèm theo cái gọi là thời gian, tự động như là một thuộc tính tất yếu của nó. Nói thẳng luôn, thế giới tự nhiên thì không có thời gian! Nhưng nhân loại thì cần có ‘nó’ trong quá trình phát triển nhận thức, một nhu yếu thuần lý cũng tương tự như một số khái niệm khác, cho nên nếu thiếu hay không có thì cũng phải tự sáng tạo ra để đáp ứng, tương tự : Kg, km, lít, khối, lực v.v.., những khái niệm quy ước theo tiêu chuẩn của con người dù khoa học có sử dụng hay không, bản chất vật chất (năng lượng) không có liên quan. Khi bàn về bản thể vật chất, tất yếu phải loại ra những gì ghép vào nó được đưa đến từ con người. Vật chất hay năng lượng có những thuộc tính vật lý dù có được quy ước theo chuẩn hay không quy ước, còn không gian rổng thì thời gian không có chổ ẩn náu dù rằng trong đó có vật chất năng lượng đang hoạt động. Khái niệm về thời gian sẽ là vô nghĩa nếu nó không gắn liền với một độ đo của sự biến động nào đó. Trong thực tế biến hoạt này lại là chuyển dịch của năng lượng,vật chất trong không gian và là tự nhiên không có yếu tố nào kèm theo. Nhưng một thế giới vô cảm không thể xác định được là có điều đó, nếu không “nhận biết nhận thức” được điều đó là có thực sự xảy ra! Như vậy, sự chuyển động chuyển hóa của năng lượng, vật chất, trong không gian được ý thức thành một chuổi sự kiện khi lưu lại. Cái ý này tự động gắn thêm vào đó một loại chất liệu của  nhận thức và đặt cho nó một cái tên gọi là thời gian. Như vậy, thời gian được xuất hiện bằng tư duy nhân tạo để mô tả cho một tiến trình tư duy. Nó quá logic cho nên mặc nhiên được xem là yếu tố của tự nhiên (thuộc tính, quá trình) khi ngoại quan. Trước đây, Einstein cũng đã băn khoăn về cái gọi là thời gian khi nhận định nó giống như một ảo giác nhưng lại đeo đuổi dai dẳng mà nhân loại không thể nào rứt ra được, kể cả ông ấy. Khi viết thư cho con trai của Bessel, bạn ông vừa mất! Có lẽ do áp lực quán tính của tư duy truyền thống tuy có cải tiến, và tính logic của hệ thống mới mẽ do ông gây dựng nên.

Như vậy, sự chuyển động và thay đổi trạng thái năng lượng, vật chất là tự nhiên còn sự trôi của sự thay đổi này là phi tự nhiên. Nó là sản phẩm thuần túy của ý niệm. Ý nghĩa mới ở chỗ cái <thước đo nhận thức> này thay đổi dựa theo chuẩn vật lý mà nó song hành trong không gian cong (không gian vật lý), mà cái không gian này thì cong liên tục (độ uốn) trong một trường thế, các giá trị đồng đẳng chỉ thể hiện trên một mặt cong gọi là mặt đẳng thế với độ dày bằng cỡ đường kính hạt nhân trung bình. Chính xác và tinh tế hơn là dày bằng đường kính vi hạt trường (thang Planck), mặc dù ý nghĩa có giá trị thực dụng thì lớn (dày) hơn rất nhiều. Như vậy, chỉ mỗi một vũ trụ cũng có quá nhiều thời gian theo các mặt đẳng thế (loại thời gian quy chiếu dựa trên chuyển động con lắc trong trường biến thiên) của các thiên thể, hành tinh, và biến đổi liên tục do sự di chuyển hệ của nó trong vũ trụ, cho nên có thể xác định vũ trụ chẳng có cáí cơ cấu gì có thể gọi thời gian thực tồn tại tự nhiên cả! Đứng dưới cầu thang là một loại thời gian, leo lên trên cao lại là các loại khác, co dãn dài ngắn khác nhau vô số kể, rõ ràng là tự nhiên không tạo ra cái loại thời gian vô hạn này,…một loại khái niệm của ý thức, tư duy, và là chất liệu của toán học, vật lý! Nhận định này cần thiết khi đặt vấn đề sự biến dịch của năng lượng là mốc quy chiếu của thời gian hay thời gian co dãn (theo vận tốc) là quy chiếu cho sự biến dịch của năng lượng theo như Einstein đã xây dựng trong thuyết tương đối, mà vốn bản thân sự biến dịch này là tự nhiên không cần phải ghép thêm vào một cái gì hay có ẩn chứa một thuộc tính siêu hình nào đó!... “Nó tồn tại độc lập”.  

Nói như vậy thì phải giải thích ra sao khi trước kia chúng ta là một đứa bé sơ sinh, còn bây giờ cũng đứa bé ấy đã trở thành một ông lão! Hai trạng thái khác biệt hoàn toàn của chỉ mổi một thực thể, rõ ràng có một quá khứ khách quan nào đó và có biến đổi của nó trôi dần đến hiện tại chứ còn gì nữa! Buổi sáng vào khoảng 6 giờ. Một em học sinh đi từ nhà đến trường. Trên đường đi, em phải rẽ qua vài lối phố. Vào lúc 7 giờ là có mặt tại lớp. Những sự kiện đã xảy ra trước và tiếp tục trôi cho đến cuối cùng, là sự cộng dồn các khoảng trôi qua của các sự kiện thì đấy không phải là thời gian chứ còn là cái gì? Đây là luận điểm truyền thống, ngành vật lý ở thuyết nào cũng xem nó là tiêu chuẩn đầu tiên dù có biến đổi một phần. Thế nhưng, em học sinh hoàn toàn không biết thời gian trôi qua là khoảng một giờ...nếu không đối chiếu với một cái gì đó như đồng hồ, vị trí mặt trời hay sự thay đổi độ sáng bầu trời phố xá v.v..! Những cái có thay đổi. Tính đối chiếu dựa trên sự thay đổi rất quan trọng đối với ý niệm về thời gian. Một khung cảnh (hạn chế) bất động, tự nó có biết được thời gian hay không nếu nó không có một phông nền không gian làm đối chứng và cái gì làm nhân chứng cho sự kiện này? Sự xuất hiện một vài chiếc lá vàng rơi cũng có thể làm cho ‘ta cảm giác’ thời gian đang trôi qua trong đó dù không đối chiếu với những gì còn lại, bên ngoài khung cảnh. Như vậy sự chuyển động của chỉ mổi cái lá làm cho toàn bộ còn lại vốn không nhận biết được sự trôi, không có thời gian, trở thành đối tác của thời gian và như vậy...có thời gian. Đây là sự bất cập của vấn đề! Còn con người nếu mất hoàn toàn hẳn khả năng nhớ, thì không khả năng tiếp nhận một chuổi sự kiện. Chỉ có thể đang nhìn thấy từng mổi một sự kiện mà không thể lưu vào ký ức. Đây chính là cái nhìn thực tại, vô cảm. Nhà Phật không chấp nhận mất trí (nhớ) và vô cảm khi tiếp nhận hiện thực. Để đạt đến cái nhìn thực tại, họ (các tăng nhân) sử dụng phương pháp thiền quán.

- Tiếp theo bài viết bàn về tính nhân quả, tiến trình của tự nhiên.

Trước hết người viết phủ nhận, bác bỏ “tính nhân quả và cái gọi là tiến trình của tự nhiên theo thời gian” thuộc quan điểm truyền thống trong nhận thức xã hội và khoa học (trừ cơ học lượng tử), được diễn đạt như là cái có trước đi đến cái có sau; dù sự thừa nhận điều này đã rất phổ quát, có tính chính danh, tuyệt đối trong nhận thức luận chưa bao giờ được phản biện. Vì nếu còn chấp nhận nó là thực, tất yếu thời gian thực cũng phải xuất hiện tự động như là một thuộc tính (hay biểu hiện) của tự nhiên, trôi chảy đều đặn, khách quan như một nhân chứng chạy theo của các sự kiện trôi nổi trong đấy hay chủ quan như một thành phần của nó. Nói như vậy sao được! Rõ ràng có nhìn thấy một cái lá trôi trên một dòng nước từ đây cho đến kia thì đấy không phải là tiến trình chứ còn là gì nữa? Và cũng là tiến trình của cái lá (vật chất) trôi theo thời gian!...Cái lá trôi (di chuyển) thì có thấy, nhưng sự trôi này là ảo ảnh của nhận thức (Chiếu kiến ngũ uẩn giai không! –Kinh Bát Nhã). Vì vậy, thời gian trôi là ảo giác. Nó cũng như vấn đề thuộc tính. Một cục sắt một thiên thể tự nó không có thời gian dù tự nó có biến đổi về vật lý. Thời gian là một loại sãn phẩm ảo tưởng của con người đem gắn vào tự nhiên, vũ trụ. Nó dùng để mô tả về những gì mà ta cảm nhận được, thấy được và đối chiếu được. Ngày xửa ngày xưa thì có cảm nhận thần sông, thần lửa, thần sét, thần núi v.v..! Do bất lực khi đối diện với sự vĩ đại bí ẩn của tự nhiên so với cái yếu ớt bé nhỏ của con người cơ bắp và hải hùng trước sức mạnh ẩn chứa bên trong của vật chất. Bây giờ đã hiểu rõ nên loại bỏ gần hết chỉ còn mổi ông ‘thần thời gian’ là chưa thống nhất được, vì vẫn còn mập mờ về khả năng của ông ấy. Sau này cùng với thời gian...?!?, ông ta cũng phải cuốn gói ra đi! Tất nhiên phải để lại cái ngai vàng ông đã từng ngồi, con người vẫn còn cần đến cái ghế đó.

Nhân quả, tiến trình và sự kiện khách quan là cái gì (?) nếu ta không nhìn thấy và nhận biết! Tự nó là vô nghĩa. Có ý thức tư duy là có tồn tại (Descartes). Ý tưởng này tương tự như trong cơ học lượng tử với lối diễn đạt của Niels Bohr. Nhân quả và tiến trình là sãn phẩm tư duy của loại ‘quá trình nhận thức’ các sự kiện tạo ra...chứ không phải là chất liệu trôi chảy của hiện thực; còn vật chất của sự kiện trong nhân quả và tiến trình có chuyển động, nhưng sự chuyển động này không có thời gian tự nhiên kèm theo, nghĩa là không có cái bóng câu của thời gian (thời khoảng) giửa các sự kiện, một loại chất liệu siêu hình không có thật được cho là của hay do vật chất và không gian tạo ra với các sự việc trong đó.

Tính rời rạc của các sự kiện theo từng thời gian lượng tử (sát na hay thang Planck) tựa như mổi một hình ảnh khi quay hoặc chiếu phim. Một cái quạt điện đang quay được nhìn dưới ánh sáng của một bóng đèn Néon. Nếu vận tốc góc (vòng) của cánh quạt bằng hoặc lớn hơn số nguyên lần tần số cảm ứng bức xạ của đèn (50 hertz) thì ta thấy cánh quạt đứng yên. Nhỏ hơn một phần lẽ, ta ‘thấy’ nó từ từ chạy lùi...! Lớn hơn (lẽ), thấy chầm chậm chạy tới. Thực sự cánh quạt quay như thế nào? Nó có chạy lùi và chạy chậm hay không? Cái hình ảnh mà ta đang thấy (thực trạng) củng không phải là hình ảnh chính xác về cánh quạt. Lúc đứng im, nó là sự chồng chập nhiều ảnh tại một vị trí nhất định khi đang được nhìn thấy vì được lưu ảnh trong trí nhớ, chỉ khi chụp ảnh với vận tốc cửa trập tương đương hoặc lớn hơn thì mới cho ra một hình ảnh bất động chính xác của nó tại một vị trí nào đó lúc chụp. Khi nhận xét về thế giới, Phật giáo muốn nhắc nhở chúng ta cần nhận thức chân thực của cái thế giới đang có, (tạm cho là giống như cái máy ảnh!) chứ không phải là cái đang thấy. Cái đang thấy là ảo tưởng, ảo giác! (Việc phân tích kết quả thí nghiệm Michelson & Morley và những thí nghiệm khác được thực hiện cho cùng một mục đích, sẽ được người viết đề cập lại rõ ràng hơn trong bài Vũ trụ luận mới).

Các tấm phim rời rạc khi chụp thể hiện các sự kiện thực tại khi ấy được lắp ghép và chiếu lại tuần tự thì xuất hiện ra một tiến trình! Cái gì nhận biết được tiến trình đó nếu không phải là ý thức khi đối chiếu so sánh với nhau, dù có trãi dài chúng nó trên một mặt bàn để nhìn. Không thể có tiến trình của chỉ mổi một hình, nếu nó không thể tự kéo dài bản thân (?) theo thời gian chủ quan (hoặc khách quan nếu cho là có). Còn nếu kéo dài được thì tự động xuất hiện được một loại thời gian rất đặc biệt, thời gian không có thời khoảng của sự trôi (!?) tựa như không gian, dù của ý thức hay không phải của nó.

Trong một thế giới thực, cũng không có các sự kiện thực khác nhau nối tiếp lần lượt cạnh nhau theo thời gian “khi quan sát” đang trôi về phía sau (quá khứ, nhân quả) mà chỉ có <mổi một sự kiện là cái đang là>...đang thấy và duy nhất, dù có thay đổi hình tướng. Thực quan đối với người quan sát củng đang là, và ‘đang là’ liên tục như vậy, tiến về phía trước (tương lai) cái chưa xảy ra, theo sự cảm nhận của dòng photon phản xạ tiếp tục đổ đến. Như vậy có thể đặt câu hỏi, nhân loại đang có tiến trình (bằng tiên đoán) hay quá trình (bằng lưu nhớ), nghĩa là với sự kiện đang có...tiến về phía trước hay lùi lại về đàng sau hoặc ở giửa, trung dung với cả hai? “Với thực tại là duy nhất về tự nhiên”, có thể nói nhân loại đang có thêm cả hai loại trên bằng ý thức. Thực sự  tiến trình củng là quá trình hay ngược lại khi muốn mô tả về chuổi sự kiện thay đổi đang diễn ra. Đối với sự vật đấy là tiến trình, sự chuyển động của vật thể vô tình thường được lồng vào trong một khung cảnh bất động, khi nhận biết thì nhận thức đã diễn dịch các thông tin đã mã hóa thành một vật chuyển động về phía trước. Thực sự, nó chỉ xuất hiện liên tục theo khung cảnh, còn đối với nhận thức đấy là quá trình. Đối với trường hợp thứ hai, cái đã đi qua tất không còn tồn tại đối với nhận biết ngay trong thực tại. Vì vậy, không có thời khoảng nối giửa hai sự kiện. Không thể nối bằng một loại chất liệu siêu hình gì đó được cho là có, từ cái có đến cái không có, không còn tồn tại, đã mất rồi do nhận biết theo thực tại rồi tùy ý đem co dãn nó theo ý tưởng logic hình thức! Khi xây dựng thuyết tương đối không phải Einstein không cảm nhận được sự bất cập vấn đề vật lý (qua các trao đổi bằng thư từ với bạn bè) nhưng ông không thể nào thoát ra được vì cái nền tảng tối thiểu mà ông dựa trên đó khi xây dựng cái mới là bất toàn. Và thông thường không ai có thể nghĩ bất toàn với cái tối thiểu này, trừ Kurt Godel...! Người mà Einstein chỉ muốn được hân hạnh đi cùng trong khuôn viên của viện nghiên cứu cao cấp Princeton. Một số nhà khoa học cho rằng ông này mới chính là nhà khoa học vĩ đại nhất, có nhận thức uyên thâm nhất về toán học logic khi phát hiện ra được nó là bất toàn. Nhưng khi phát kiến ra định lý này, ông ta cũng không có giải pháp cho nó vì tự nhiên là bất toàn. Chúng ta đang tồn tại trong một thế giới tương đối (nhưng có điều kiện), và bất toàn. Nơi đây không có, không thể tìm ra cái tuyệt đối dùng làm tiên đề để quy chiếu. Vì vậy, phải chấp nhận nó (!) dù vẫn thấy được vấn đề.

Người viết không có khả năng đem giáo nghĩa uyên áo của nhà Phật vào vật lý một cách đầy đủ và tốt nhất, nhưng đấy lại là hiện thực mặc dầu trong kinh sách từ ‘nhân quả’ (luật) vẫn hay được nhắc đến, và nghịch lý là Einstein cũng rất hâm mộ phật giáo mặc dù ông cũng bắt co dãn cái mà nhà Phật nói là không thực. Nhưng các bài viết về “Phật giáo và khoa học” vẫn cứ nhận định là ông ấy có hiểu rõ ý Phật về vũ trụ bằng thuyết tương đối và chấp nhận tính nhân quả và tiến trình là hiện thực và thường sử dụng các khái niệm này để minh chứng. Phải chăng, vì Einstein là nhà khoa học lớn có đề cao Phật giáo (!), hay khái niệm tương đối là một trong những ý niệm căn bản của nhà Phật, vì tương đối tính hiện nay vẫn được xem là cơ sở căn bản về vũ trụ của khoa học?

Nghiên cứu khoa học không nhất thiết phải tìm đến giác ngộ như một tu sĩ, nhưng cũng cần thêm tri kiến chân lý thế giới với nhận thức về nó là ảo ảnh. Cái vừa nhận biết là thực tại thì ngay tức thời nó đã là ảo và được lưu lại trong ý thức, nhường chổ cho cái thực mới từ tương lai vừa đến thế chổ. Ảo đây là ảo ảnh đối với nhận biết theo dòng thời gian chủ quan (ảo kiến) chứ không phải là vật ảo. Nó vẫn còn tồn tại ở đó trơ gan cùng tuế nguyệt, trước và sau khi được nhận biết và chắc chắn rằng không phải là nguyên thể cái vừa được nhận biết tuyệt đối 100% (vô thường, tương tự sự giảm khối lượng của cái mẩu Kg chuẩn quốc tế tại Serve -  Paris), dù rằng sự tồn tại này phải được nhận biết thì mới có ý nghĩa. Nếu không, nó vô nghĩa coi như không tồn tại để có thể biết được, hiểu được và nhận xét về nó bằng các khái niệm.

Bài viết đưa ra nhận định thời gian là thuộc tính của nhận thức có nghĩa là tất cả các sinh vật có sự sống theo từng cấp độ đều cảm nhận được chu kỳ nào đó (hay thời gian sinh học) do tiến hóa từ môi trường, không gian. Con người cảm nhận về loại thời gian này tốt nhất vì là sinh vật cao cấp nhất, có ý thức và biết...triết lý! Vì vậy bài viết bàn về thời gian đối với con người.

Nhân loại nhận thức được sự tồn tại đã có của các sự kiện xảy ra trước đây là do ‘bộ nhớ có trong não’, củng tương tự hiện tượng liên tục của 24 hình/giây. Cái sự lưu nhớ này không thấy có trong các vật thể khác như khoáng vật, thiên thể v.v.. theo như tầm hiểu biết hiện nay. Đây là nhận thức bên trong, không có liên quan trực tiếp gì đến tự nhiên bên ngoài. Sự chuyển động của một vật thể (cái xe) củng được lưu lại tương tự như vậy, mặc dầu ngay trong thực tại cái quá khứ vừa mới nhìn thấy đã không còn tồn tại vì đã biến mất dù rằng thực thể vẫn đang sờ sờ ngay ra đó, dù có di chuyển hay không. Đối với sự nhìn trực tiếp, không còn bao giờ có thể nhìn thấy trở lại được đúng cái hình ảnh vật thể vừa đang thấy, nhất là khi nó chuyển động, trừ lưu trong phim ảnh. Thực tế, đối với vật chất ngay trong hiện tại tức thời cũng không thể biết được có sự tồn tại quá khứ của nó ngoài tự nhiên nếu không có nhận biết. Vật chất khi đang hiện hửu luôn chỉ hướng về tương lai. Cũng là cái chưa có hay sẽ có bằng tiên đoán.

Nói theo như Heraclitus : “Không ai có thể tắm hai lần (cùng lúc) trên một dòng sông”. Hai chữ (cùng lúc) là người viết thêm vào cho dể hiểu theo nội dung định hướng của bài viết. Không thể có chỉ ‘một sự kiện’ lại có thể cùng xảy ra hai lần tại một nơi chốn. Nguyên ý triết lý của câu gốc có thể là : Không thể lặp lại một sự kiện đã xảy ra, trôi qua. Không có thể tái lập hiện thực của quá khứ, hoặc...! Heraclitus được mệnh danh là nhà triết học tối nghĩa nhưng lại là nguồn tư tưởng cho các nhà triết học lớn cổ điển, cận đại và đương đại (Vi.Wikipedia). Với giáo lý nhà Phật thì chỉ ngay cái sự tắm một lần (một chuổi sự vụ) hay dòng sông (đang chảy) củng không thể có! Sự kiện chỉ là ‘cái đang là’ đang thấy, đang có, ngay trong một phần tíc tắc. Với khoa học hiện nay thì nó bằng khoảng chu kỳ một bước sóng trung bình của các tần số ánh sáng nhìn thấy hoặc là một sát na (thời gian cực bé theo giáo pháp).

Sự tồn tại của vật chất khi nhận biết chỉ ngay trong thực tại, tức thời. Vì vậy, đối với vật chất không thể xác định sự hiện hửu cái có trước (đã thuộc về quá khứ) đối với cái có sau (hiện tại). Sự hiện diện của nó chỉ có ngay tại <thực tại>, tức thời và tiếp tục liên tục nhưng rời rạc do nhận biết theo thực trạng đang có của tự nhiên. Không có quá khứ của nó thì thời gian tự nhiên còn có ý nghĩa gì đối với nó? Vật chất nguyên bản không tồn tại trong quá khứ “đối với thực tại” vậy tại sao thời gian là cái được cho là gắn liền với nó (thuộc tính) lại tồn tại hay bắt đầu kể từ lúc đấy? Còn nếu không nguyên bản thì không phải là chính xác nó nữa rồi. Ví dụ : Khi đưa tay lên trán thì cái việc trước đấy là lúc đút tay vào túi có còn đâu nữa! “Sự kiện ấy đã biến mất”. Giáo lý nhà phật có đưa ra quan điểm : ‘A’ tức ‘B’ và ‘B’ cũng là ‘A’ (báo Giác Ngộ) cũng minh họa phần nào việc trên : Thực tại chỉ có từ một cánh tay duy nhất dù nó có thể hiện ở trạng thái nào. Trong tự nhiên thông thường không thể nào nhầm lẫn, “cái ly tức là gói thuốc” và ngược lại rồi đem nguyên tử electron proton ra chứng minh? Những cái không có cách đây hơn 2500 năm. Đấy không phải là cái ý nhà Phật muốn nói. Vì lý giải như vậy thì đến ngay đức Phật (hay Heraclitus) cũng phải hoảng hồn bỏ chạy do không thể nào hiểu nổi họ đang nói cái gì (!). Ngài không có giải thích điện tử, sấm sét v.v.., và có lẽ cũng không thể, không cần giải thích về nó. Biết tất cả không hoàn toàn cần thiết phải nhìn được rõ tất cả! Đấy không phải là chuyên môn của các ông mà là khả năng của máy móc thời đại. Chúng ta tôn vinh nhưng không nhất thiết phải thần thoại, thần linh hóa một con người cụ thể khi tiếp nhận tư tưởng siêu việt từ thánh nhân, dù rằng người viết cũng thường xuyên được nghe quan điểm ‘cái ly, gói thuốc’, rồi cố gắng suy nghĩ xem vấn đề như thế nào (!) qua ánh mắt thương hại cảm thông của người thuyết! Nó quá sức cao siêu! Một là tất cả hay tất cả là một..., hay ‘A’ có trong ‘B’ và ‘B’ có trong ‘A’ thuộc về phạm trù triết học khác trong phật pháp. Hiểu theo chủ quan, bỏ qua cốt lỏi, chạy theo khái niệm rồi suy diễn lung tung là cố tật của con người. Người viết cũng không thoát khỏi cái cố này, cho nên biết đâu cũng có thể... ‘Cái ly chính là gói thuốc’(!), và là pháp phương tiện. Trừ trường hợp không nắm vững phật pháp, còn hiểu được tàm tạm tương đối thì “Cái ly cũng như gói thuốc” vì không có tự ngã (!), trong đó cái ly và gói thuốc đã được nhân cách hóa. (Theo Duy thức luận).

Bản chất thật của sự vật là một chuổi rời rạc sự kiện xuất hiện theo thực tại dù có được nhận thức hay không. Như vậy nổi lên từ ý thức do tính bảo lưu liên tục cái vừa nhận biết, khái niệm về thời gian tất yếu phải xuất hiện để mô tã về một tiến trình do nó bảo lưu mà cái thực thể đã có trước đấy không còn tồn tại ‘đối với thực tại’, và như vậy cái tiến trình lưu luyến này chỉ có trong tâm thức (nhất thiết duy tâm sở tạo). Nếu không có sự nhớ bảo lưu của ý thức, những gì đã qua là vô nghĩa, mất hẳn, nó không thể hiện được tính liên tục và như vậy...thời gian cũng vô nghĩa. Đây là phần khó hiểu và khó chấp nhận đối với nhận thức bình thường, lành mạnh, khi người ta tự hỏi : Cái nhà đang thấy ở đâu ra nếu như nó không có, không tồn tại trước đó?

Bài viết muốn nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề thực tại. Đối với nhận biết, vật chất chỉ có thực tại và liên tục như vậy cũng theo thực tại (‘Các pháp như thị’. – Đại thừa tuyệt đối luận). Vật thể dù gần hay cực xa cũng theo nguyên tắc của ý nghĩa này khi được cảm quan xác định. Cái mà chúng ta gọi là quá khứ cũng chỉ là những thực tại vào lúc thực chứng khi ấy và chỉ có ý nghĩa thực vào lúc thực chứng (thực tại chân đế). Nó được bảo lưu trong ý thức liên tục (ảo, thực tại tục đế) theo dòng nhận biết hiện thực. Cái đã qua thì không còn tồn tại với thực tại khi nhận biết. Đây là nguyên lý tự nhiên. Không thể nào thấy, nhận biết trực tiếp, cầm nắm hay va chạm cái đã qua dù chỉ là tíc tắc đối với thực tại, cũng như vậy khi tác động về tương lai, cái chưa có. Vì vậy, tính liên tục của một sự kiện, sự vật, ngoài không gian là vô nghĩa đối với nhân loại. Hệ quả là thời gian (cần sự liên kết liên tục) cũng vô nghĩa. Không có gì khó hiểu lắm khi một hòa thượng nói với hai đệ tử lúc họ ngắm lá phướng bay trong gió và tranh luận: “Gió động hay phướng động”. Ông nói: “Nó không động...mà chính tâm của các ngươi động!” (Thư viện Hoa sen). Còn phần hình ảnh ‘Cánh chim bay qua khoảng không, chỉ còn lại trống vắng’ thì phản ảnh quan điểm thực tại mà nội dung đấy mới chính là cái lý nhà phật (chân như) và là hiện thực (chân đế).

Trở lại vấn đề. Cái nhà cục đá, nói chung cho là vật chất, nếu không chuyển động (tương đối) thì thời gian riêng của nó (một cái đồng hồ thời gian nằm bên trong nội tại, nếu cho là có!) là bằng không, thời gian ngừng lại cũng nghĩa là nó đứng lại vĩnh viễn (?), chỉ có mổi một trạng thái của thời gian (không có tiến trình) nếu không xét đến sự phân rã vật lý vật chất bên trong. Thế nhưng, ai cũng nói cái nhà ấy tồn tại từ năm......cho đến bây giờ (có quá trình), số liệu có ghi rõ trên cổng! Chùa chiền đôi cái cũng có như vậy!...- Đấy là con số nói chứ không phải là nó thể hiện khi đối chiếu so sánh với thời gian bên ngoài, loại thời gian không phải của nó. Vì cái nhà hay cục đá tự nó không hề biết tới hoặc cần đến hay chi phối bởi loại thời gian chung quanh là thời gian quả đất tự quay, một sự chuyển động tuần hoàn của quả đất mà ta lại chia khoảng chuyển động trong không gian này thành từng khoảng nhỏ theo chiều quay và tự gọi đấy là các đơn vị thời gian tự nhiên trôi qua. Nếu không có loại thời gian này để đối chiếu thì cái nhà không có thời gian. Nghĩa là vật chất có chuyển động, thay đổi, và “nhận biết được” khi đối chiếu với nhau thì xuất hiện một ngôi thứ ba mà ý thức của ta nhận định đó là thời gian. Nếu không có chuyển động để đối chiếu thì con người không biết bám víu vào đâu để nặn ra cái gọi là thời gian dù nó (vật chất) vẫn đang tồn tại ở đấy. Trường hợp quả đất không chịu quay thì con người ngay lập tức vớ ngay lấy sự quay của mặt trăng (tuần trăng) hay cái sự động đậy dao động lúc lắc bất kỳ nào đó làm quy chiếu, nếu không muốn bị khủng hoảng về nhận thức. Khi thiếu tất cả các chuyển động cơ học để đối chiếu, làm mẩu, thì loại thời gian nhận thức này cũng tự động biến mất, tựa như bị nhốt trong một cái phòng trống rổng cô lập kín mít. Hệ quả là vật lý sẽ chông chênh, bơ vơ, than thở như một bà góa (?) thậm chí phải bải bỏ vì lấy gì để quy chiếu và tính nhân quả (cái có trước, cái có sau, tiến trình, quá trình) bị vô hiệu hóa. Nếu không tồn tại một ký ức ăn sâu về thời gian do đối chiếu từ trước với bảo lưu và đặc tính di truyền. Con người không thể biết được trước sau là như thế nào! Chúng ta chỉ đang thấy, đang nhận biết cái đang có, cứ liên tục nhưng rời rạc như vậy.

Trong cơ học, người ta nói đến chuyển động của một vật có nghĩa là phải đối chiếu cái sự chuyển dịch của nó với một cái gì và so sánh, còn nếu không có thì cái sự di chuyển của nó là vô nghĩa. Như vậy có thể kết luận : “...Nhờ có nhận thức và đối chiếu với chuyển động, thay đổi, từ bên ngoài dựa theo một chuẩn nào đó, vật chất có thời gian (đột sinh)”. Còn tự nó dù có biến hóa hay không...thời gian là vô nghĩa hay không có, do không được nhận biết, so sánh, từ một mốc ngoại tại làm gốc vì nếu ta đối chiếu nó với bản thân nó thì cũng vô nghĩa. Cái đồng hồ không thể dùng xây dựng được thời gian cho chính mình, mặc dầu nó thường được sử dụng như là thời gian biểu dùng để quy chiếu thời gian cho các sự kiện bên ngoài, và ngược lại thời gian của đồng hồ cũng phải do từ bên ngoài quy chiếu cho nó. Thực tế là từ chu kỳ sáng tối đều đặn do mặt trời tạo ra trên trái đất và chu kỳ mùa lặp lại theo năm trong tự nhiên mà con người đã quen thuộc từ ngàn xưa, trước khi có lịch dựa trên sự chuyển động của hệ thái dương. Vì vậy, loại thời gian này có thể được quy ước bất kỳ dựa vào bất cứ một hệ quy chiếu nào đó. Nếu như thế, đồng hồ không thể hiện được trực tiếp cái thời gian hay biểu hiện chính ‘Cái tự thể’ của thời gian. Nó không có cách nào thể hiện được ‘cái tự thể’ này. Cái kim chỉ giờ của đồng hồ thực tế chỉ là một vật di chuyển, đang quay. Nó chỉ có thể chỉ vào một mốc quy ước khi chuyển động. Một hệ khép kín không thể nào tự nhận biết được nó (Kurd Godel). Thế là về nguyên tắc, không có thời gian riêng đúng nghĩa, là cái loại thời gian Einstein đối với vật thể thay đổi theo vận tốc, nằm trốn trong nó và tự biết tự điều chỉnh. Nghĩa là thời gian riêng của vật thể. Tóm lại thời gian có từ nhận biết và nhận biết này lại có từ chuyển động bên ngoài chứ không phải từ tự thân, qua quy chiếu, và là cái không thể nào biết được, thấy được, nếu không có loại chuyển động nhìn được để đối chiếu. Quả đất lúc nào cũng tối như đêm ba mươi thì nhân loại không có và không cần thời gian! Cái gốc nhân quả (tương đối, nhận thức) thì chỉ có ở chuyển động, thay đổi, còn cái gốc thời gian là bất khả tri! Bất khả tri về nguyên tắc thì bất khả chấp nhận, nó quá mơ hồ. Với một khía cạnh nào đó, ý nghĩa vấn đề cũng như chuyện con mèo nửa sống nửa chết của Schrodinger, cần phải thực quan mới biết được.

Như vậy, thời gian cần có sự quy chiếu dựa trên sự thay đổi và chính chúng ta là những người thực hiện cái quy chiếu này bằng nhận thức, khái niệm. Thế là thời gian ý thức xuất hiện một cách tự động. Nếu không có chúng ta thì chúng nó... “Vừa có vẽ tồn tại vừa không tồn tại, vừa có chuyển động vừa không chuyển động” (Oppenheimer, nhà vật lý nguyên tử Mỹ) với khái niệm thời gian, một thứ rất cần với con người. Còn nói theo vật lý thì vật chất là sóng năng lượng. Sóng thì chuyển động mà đã chuyển động tất không còn tồn tại hiện trạng cũ trước đấy, nó biến mất rồi lại xuất hiện liên tục và thay đổi trạng thái nhưng cực vi mô (sát na hay cở thang Planck). Thông thường không thể nhận biết được điều này. Nếu vật chất đã ngưng tụ không còn biến dịch (0 độ Kelvin), tất yếu thời gian riêng của nó cũng vô nghĩa dù nó (thực thể) vẫn đang tồn tại. Vũ trụ vật chất nếu đã đông tụ toàn bộ thì vũ trụ cũng không có thời gian dù có được quan sát từ bên ngoài. Thực sự nếu vũ trụ đông tụ tuyệt đối đúng nghĩa thì không có cái gọi là vũ trụ vì không còn sóng năng lượng.

Đối với bài viết, điểm mấu chốt của vấn đề là khi quy khái niệm thời gian cho ý thức, nhận thức (thuộc tính) thì cái sãn phẩm này không hề có thật trong tự nhiên, vật chất, không gian. Vì vậy, sự co dãn của nó chính là sự co dãn hay biến đổi của vật chất (năng lượng, tần số) mà ta quy chiếu theo một chuẩn nào đó được chuẩn trực dùng làm công cụ (t,s) để xây dựng lý thuyết chứ không phải co dãn một cái gì đó có thật và là một thuộc tính của tự nhiên. Vật lý lý thuyết cần yếu tố này để giải quyết nội hàm lý thuyết nhưng cũng cần xác định nó là yếu tố có bản chất không thực (ảo), nhưng nếu không có nó thì cũng như mét, khối, kg...vật lý không thể giải quyết được vấn đề như xây dựng và giải phương trình (tuy thế khi loại bỏ yếu tố thời gian, một số phiên bản của lý thuyết dây vẫn hoạt động bình thường). Như vậy, dù có xác định thời gian là của tự nhiên hay của nhận thức thì khi sử dụng vật lý, chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của yếu tố này theo như truyền thống đã có và là một phần tất yếu của cuộc sống không thể thiếu được củng như các khái niệm vừa đề cập đã được sử dụng thông dụng; nhưng cũng cần biết rằng...nó (thời gian) và những cái kia không hề là bản chất của tự nhiên, nó chỉ được quy ước...!

Ý thức tựa như một con nhồng quý hiếm, nhất là khi nó nói được và đem ra sử dụng vào đúng ngữ cảnh. Đến một lúc nào đó cái siêu con này trở nên tác quái khi nó bổng nhiên ra lệnh cho ta – ông chủ của nó : “Lấy cho tôi cái kem, loại thượng hạng!”. Chúng ta ngạc nhiên không hiểu nó đang nói cái gì? Nhồng mà biết ăn kem...(!), nhưng vẫn đi lấy vì nghĩ là con nhồng này thật cao siêu, hiềm nổi chỉ vì mình chưa hiểu hết nó (?) và sung sướng khi cho rằng trên thế giới có mổi mình ta sở hửu được cái con ‘có một không hai’ này mà không biết rằng... ‘nó đang sai bảo ta làm một cái việc vô nghĩa!’, chỉ vì nó vô tình được nghe ở đâu đó!! Ý thức, tiếp thu và ghi nhớ luôn gắn kết với nhau dù có sai lệch. Phật pháp bất ly thế gian giác! Vì vậy có lẽ đến một lúc nào đó, vật lý có khi cũng cần xem xét lại cái việc...mình có nên quy y hay không?

Các câu có ý nghĩa của Phật giáo : 1- Con người đau khổ bởi mải theo đuổi cái sai lầm (vô minh). 2- Tâm là cái tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời. 3- Thế giới vốn không thuộc về chúng ta, vì vậy những gì của chúng ta cũng không thuộc về nó.

Đức phật củng đã nói : -“Ai tin ta mà không hiểu ta, tức là phỉ báng ta”. Hảy cẩn thận nếu tam sao thất bổn... “Ai nghe ta mà không chịu tin ta tức là phỉ báng ta”! Câu này chỉ dành cho chúng ta, những người thích tranh luận.

Vật lý và nhận thức thế giới là sãn phẩm của con người chứ không phải bản thể của vũ trụ là hiện thực tuyệt đối tính (thực tại chân đế). Nhân loại đang mô tả về nó bằng các khái niệm do mình trực giác, có nghĩa là đang tự tưởng tượng (bịa ra) rất logic một số khía cạnh theo hiện tượng đang thấy một cách rất có khoa học (!?). Vì vậy, logic là bất toàn khi ta có đưa ra một lô xích xông mà không thể nào kiểm chứng được...“Nó có thật hay không!”. Một phẩm chất cần có khi nghiên cứu là phủ nhận, nếu không bác bỏ được những gì đã có thì cũng loại trừ một phần của nó với lập luận chặt chẽ chứ không thể khơi khơi, tôi tin là nó phải như thế! (hay trong trường hợp khác an tâm hơn, mọi người đều nghĩ cũng như vậy!). Cái mới sáng tạo để trình ra xuất hiện từ đấy dù có thể đúng hay có thể sai, do không đồng thuận! Xã hội cần những yếu tố này để đối chiếu vì sự phát triễn cùng với sáng chế sáng tạo ra những gì chưa có. Rồi sau này cũng chỉ để cho người ta bác bỏ tìm đến cái mới hơn, tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Chúng ta luôn chờ đợi nó!

Dù sao các nhận định trên chỉ là triết lý về bản thể thời gian (siêu hình học), đấy cũng không phải là sáng kiến tối ký gì của người viết vì đã được đề cập nhiều đến từ rất lâu! Nó thường không được sử dụng và có chính danh trong ứng dụng. Thực tế là không có chổ đứng với quan điểm khoa học hiện nay và phổ biến được rộng rãi trong xã hội nhưng cũng đáng để suy nghĩ...!

Tác giả: Đặng Ngọc Thủy
Độc giả có thể liên lạc với tác giả qua địa chỉ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.