THIÊN VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

 

Tác giả: Bùi Dương Hải

 

 

Tựa

Tôi viết loạt bài này, trước hết để gửi các bạn ở Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam, phần nào thể hiện cho những ǵ tôi mong muốn mà chưa làm được. Sau nữa là v́ những người bạn của tôi trên Diễn đàn Trí tuệ Việt Nam online, mà sau này gọi là Trái Tim Việt Nam online, những người mà tôi luôn yêu quư.

 Những điều viết trong bài này là những kiến thức từ nhiều nguồn, được tập hợp lại và viết theo cách hiểu của tôi, dưới góc độ của một người không chuyên, tự nhận thức t́m hiểu hơn là được học và nghiên cứu. V́ vậy rất có thể có những chố không đúng gốc như nguyên bản, hay không giống với suy nghĩ của một số người. Rất mong nhân được sự đóng góp để hoàn thiện hơn.

 

Bùi Dương Hải

Khoa Toán Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tháng 3 – 2005

Nickname: Chitto – Email: Chitto7x@yahoo.com

 

 

MỞ ĐẦU

Thiên Văn không phải là một môn khoa học mới mẻ. Từ thuở b́nh minh nhân loại, khi biết t́m ra lửa, chắc hẳn loài người cũng đă nh́n ngắm bầu trời đêm với các v́ sao, dù là để gửi gắm tâm linh, t́m ṭi tri thức hay đơn giản là mơ mộng.

Cho đến ngày nay, nhờ những kiến thức Vật lư, Toán học hiện đại, con người đă tiến những bước rất dài trong việc t́m hiểu khoảng không bao la bên ngoài cái trái đất hỗn độn và nhỏ bé này. Trong những thành tựu đó, có không ít công sức của những những người đi trước từ thời thượng cổ, cả phương Tây cũng như phương Đông. Những kiến thức của khoa học hiện đại mang nhiều dấu ấn phương Tây, và toàn bộ thuật ngữ đều là các từ Latin, nhưng không phải v́ thế mà người phương Đông không có những thành tựu của riêng ḿnh, thậm chí những thành tựu đó – trong những thời ḱ nhất định – c̣n vượt xa tri thức phương Tây.

Những cái tên quen thuộc: dải Ngân Hà, cḥm sao Thần Nông, sao Thương, Tua  Rua,…, rất gần gũi với cuộc sống người dân Việt, một quốc gia cư dân lúa nước phương Đông. Việc t́m hiểu thành quả quan sát thiên văn cũng như tư tưởng về Vũ trụ của tiền nhân là điều không thể thiếu với những người yêu thiên văn.

Văn minh phương Đông đại diện bởi Trung Hoa và Ấn Độ, mà trong đó nền văn minh Trung Hoa đă tiếp nhận khá nhiều tư tưởng của Ấn Độ để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. V́ vậy trong bài này chủ yếu đề cập đến thành quả của người Trung Hoa

Trong bài viết này, tôi phân chia thành 2 phần lớn, là Quan sát thiên văn và Vũ trụ quan. Phần đầu là những quan sát của các nhà thiên văn cổ, sự phân chia bầu trời và các thiên thể, những hiện tượng quan sát được. Phần hai là sự khái quát tư tưởng, h́nh thành những yếu tố triết học, t́m hiều quy luật của Vũ trụ, mà trong đó con người là một bộ phận quan trọng.

 

Bài viết được chia như sau

 

Phần I.

Quan sát Thiên Văn

 

Phần II.

Vũ trụ quan Phương Đông

 

Phần III.

Những Ứng dụng

1. Các tài liệu vô giá

2. Những nhà thiên văn cổ đại

3. Ngũ hành - Can Chi

4. Cửu Diệu

5. Tam Viên

6. Nhị thập bát Tú

7. Thiên cương Địa sát

 

8. Những truyền thuyết

9. Âm Dương Bát quái

10. Lăo giáo

11. Ấn Độ

12. Phật giáo

13. So sánh với phương Tây

 

14. Lịch pháp

15. Y học

16. Bói toán

17. Tử Vi

18. Phong Thủy

19. Thiết chế xă hội

20. Các lĩnh vực văn hóa khác

 

 

Cho đến thời điểm tháng 8 – 2005, tôi mới hoàn thành được đến phần 9. Những phần sau đành chờ đến khi có thời gian mới tiếp tục được.