Tác giả: Bùi
Dương Hải
3. NGŨ
HÀNH VÀ CAN CHI
Thiên văn thời
cổ thường gắn liền với thần thánh. Tuy
nhiên người Trung Hoa đă khái quát cao hơn, khi gắn
thiên văn với những tư tưởng mang tính triết
học, mà Ngũ hành là một minh chứng.
Tư tưởng
cấu tạo vật chất của thế giới từ
5 yếu tố không phải là chỉ của riêng
người Trung Hoa. Thần thoại Hy Lạp kể rằng
thế giới được sinh ra từ Vực thẳm
Khaox (Chaos - Hỗn mang) thể hiện thành 5 nguyên lư: Đất
Gaia, Tối tăm Vĩnh cửu Erèbe, Đêm tối Nix,
Địa ngục Tartar, và T́nh yêu Erox. Triêt gia Aristole cho rằng
5 nguyên tố cơ bản của thế giới là Nước,
Lửa, Đất, Không khí, Ánh sáng,... Nhưng có lẽ không
bộ 5 yếu tố nào lại có tính triết lư cao như
Ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ của
Trung Hoa. Bộ 5 này được h́nh thành có lẽ từ
5 ngón tay của con người, cũng tựa như cơ
số 10 trong hệ đếm.
Thuyết này xuất
hiện từ đời nhà Tần (200 TCN), được
củng cố phát triển trong thời Tây Hán. Lúc đầu
5 yếu tố là cấu tạo cụ thể, với các
tính chất cụ thể:
Kim: kim loại,
cứng rắn, lạnh, cương mănh, bền chắc
Mộc: gỗ,
cây, sống, tăng trưởng, dẻo dai, chịu đựng
Thủy:
nước, mềm mại, nhu thuận, sâu hiểm
Hỏa: lửa,
nóng, sáng, linh hoạt, sáng tạo
Thổ: đất,
đầy đặn, chịu đựng, nguồn của
sinh sôi
Nhưng
rồi chúng được Triết lư hóa, trở thành Ngũ
hành – 5 nguyên lư cơ bản của vật chất, gắn
kết với mọi trạng thái triết lư từ Vật
chất đến tinh thần
Hành Kim: màu Trắng phương
Tây mùa thu Mũi Phế (phổi)
Hành Mộc: màu Xanh phương Đông mùa xuân Mắt Can (gan)
Hành Thủy: màu Đen phương Bắc mùa đông Tai Thận
Hành Hỏa: màu Đỏ phương
Hành Thổ: màu Vàng phương Trung ương (không) Miệng Tỳ
Việc
gắn phương hướng với các mùa và với Ngũ
hành liên quan nhiều đến Thiên Văn. Người
Trung hoa nhận thấy vào mùa Xuân th́ đuôi của cḥm sao Bắc
Đẩu chỉ về phía Đông, mùa Thu chỉ về
phía Tây, nên tương ứng mùa và phương. Như vậy
cḥm Bắc Đẩu thất tinh không phải chỉ là xác
định phía Bắc, mà c̣n là sao chỉ phương và mùa
trong văn hóa Trung Hoa.
Hai quy luật
tương tác biến dịch quan trọng là tương
sinh và tương khắc trở thành nền tư duy cho
nhiều học thuyết (tuy nhiên sẽ không xét kỹ ở
đây, mà chỉ đi vào khía cạnh Thiên văn)
Tương
Sinh: Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim -
Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc.
Tương
Khắc: Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy - Thủy khắc Hỏa - Hỏa khắc Kim - Kim khắc Mộc
Về sau tư
tưởng Ngũ hành được gán cho rất nhiều
ư nghĩa, đi rất xa với tư tưởng gốc
ban đầu. Cứ bộ 5 nào cũng thành Ngũ hành hết,
chẳng hạn lư thuyết: Cái sinh Ta, cái Khắc Ta, Ta, cái
Ta sinh, cái Ta khắc,…
Dựa trên tư
tưởng Ngũ hành, năm sắc độ sáng của
các ngôi sao được phân chia (từ nguội đến
nóng) là Đen – Đỏ - Vàng – Trắng – Xanh.
Trên thực tế,
các ngôi sao có màu sắc gần đúng như cách phân chia này:
Nhiệt độ
bề mặt dưới 2000 độ C, sao màu đỏ
tối, chỉ phát bức xạ, gần như không nh́n thấy
Nhiệt độ
bề mặt 2000-5000 độ C, sao màu đỏ
Nhiệt độ
bề mặt 6000-9000 độ C, sao màu vàng
Nhiệt độ
bề mặt 10,000-15,000 độ C, sao màu trắng
Nhiệt độ
cao hơn nữa, hơn 20,000 độ C, màu xanh
Mặt trời của
chúng ta là ngôi sao trung b́nh màu vàng, nhiệt độ bề mặt
khoảng 6500 độ, ứng với màu của hành Thổ
Trong Thiên Quan thư, Tư Mă Thiên viết:
“Muốn
xem sắc trắng của tinh tú, hăy nh́n sao Thiên Lang; muốn
xem sắc đỏ, hăy nh́n sao Tâm, muốn xem sắc vàng,
hăy nh́n sao Sâm Tả, xem sắc xanh hăy nh́n sao Sâm Hữu, sắc
đen th́ nh́n sao Khuê“
Cách phân chia đó
khá đúng về màu sắc:
Sao Thiên Lang (sao Sirius
- cḥm Canis Major), là ngôi sao đôi sáng chói nhất bầu trời
Sao Tâm hay sao
Thương (sao Antares – cḥm Scorpius) có quang phổ
M0, màu đỏ rất rơ
Sao bên phải sao sao Sâm (sao Rigel - b cḥm Orion), ngôi sao sáng thứ 7 bầu trời, quang phổ B2 màu xanh.
Sao Khuê (sao d - cḥm Andromeda) quang phổ M0 đỏ tối, trong con mắt Tư Mă Thiên là đen.
Sao Antares cḥm Scorpius (sao Tâm Tú trong cḥm Tâm,
khu vực Thần Nông), ngôi sao có ánh sáng đỏ rực
không kém ǵ Sao Hỏa.
Chỉ có Sao bên trái sao Sâm (sao Betelgeuse
– a cḥm
Orion), ngôi sao sáng thứ 10 trên bầu trời,
và là một trong thiên thể lớn nhất bầu trời
quan sát thấy, mà dưới thời Tư Mă Thiên là
màu vàng, th́ ngày nay là ngôi sao rất lớn màu đỏ. Nghĩa
là sau 2000 năm, ngôi sao đó đă nguội đi. Đó
là hiện tượng nguội sao duy nhất mà loài người
quan sát được trong lịch sử.
Và người Trung Hoa dùng Ngũ hành để đặt tên cho các hành tinh mà họ quan sát được, theo thứ tự từ mặt trời ra ngoài là Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. Chính các hành tinh này và chu ḱ chuyển động của chúng là cơ sở tạo nên hệ đếm Can Chi.
Can Chi chủ yếu
dùng trong Lịch pháp, nhưng cũng có cơ sở từ
quan sát Thiên Văn. Có lẽ do nằm ở vĩ độ
cao, ngày Hạ chí mặt trời không thẳng đứng
trên đỉnh đầu, cùng với việc canh tác nông
nghiệp ít liên quan đến mặt trời hơn, nên Lịch
pháp Trung hoa dựa vào Mặt trăng là chính. Việc dùng Can
Chi tính ngày tháng đă xuất hiện vào cuối đời
Thương (TK 12 TCN), việc gán tên con vật vào th́ phải
đến đầu công nguyên mới thực hiện.
Khi quan sát quĩ
đạo các hành tinh, họ lấy Bắc thiên cực làm
gốc, rồi dựa theo 8 cung Bát quái (1) để
xác định tọa độ. Sau rất nhiều năm
quan sát và ghi chép lại, họ đưa ra các nhận xét của
ḿnh. Một số nhận xét về chu kỳ (trở về
vị trí cũ trên bầu trời) của các Hành tinh
như sau:
Sao Thủy: khoảng
¼ năm
Sao Kim khoảng 0,6
năm
Sao Hỏa khoảng
2 năm
Sao Mộc khoảng
12 năm
Sao Thổ khoảng
30 năm.
Các nhà làm lịch
đă dùng 3 hành tinh là Hỏa, Mộc, Thổ làm chuẩn, bội
số chung nhỏ nhất là 60, hay phải sau khoảng 60
năm, các hành tinh trên mới có được vị trí
(tương đối với nhau) gần giống như
cũ. Sao Hỏa sau 1 năm lại chuyển sang vị trí
đối diện, rồi 1 năm sau lại về vị
trí cũ, trở thành sao làm chuẩn cho chu ḱ 1 năm Âm 1
năm Dương. Sao Mộc có chu kỳ 12 năm
được lấy làm chuẩn để tính năm, nên
gọi là Tuế Tinh. Sao Thổ lâu nhất, gọi là Thiên
Can.
Sau khi kết hợp cả thuyết Ngũ hành và Âm Dương, th́ con số 5 được chia 2, thành 10 Can, ứng với Ngũ hành, mỗi hành 1 Âm 1 Dương, c̣n 12 năm của Tuế Tinh thành Chi. Can Chi ra đời c̣n muộn hơn Ngũ hành, và càng muộn hơn thuyết Âm Dương, măi khoảng đầu công nguyên mới có.
Can (cán – thân cây) gồm:
Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ - Canh – Tân –
Nhâm – Quư
Chi (cành cây), gồm:
Tí – Sửu – Dần – Măo – Th́n – Tỵ – Ngọ - Mùi – Thân
– Dậu – Tuất – Hợi
Trong
đó: Giáp + Ất là là hành Mộc, Bính +
Đinh là Hỏa, Mậu + Kỷ là Thổ,
Canh + Tân là Kim, Nhâm + Quư là Thủy,
cứ 1 âm 1 dương đổi nhau.
Bản thân các từ của Can và Chi đều là quá tŕnh sinh trưởng và phát triển của Cây cối:
(I). Giáp : nẩy mầm
(II). Ất : nhú lên mặt đất
(III). Bính : đón ánh mặt trời
(IV).Đinh : trưởng thành khỏe mạnh
(V). Mậu : rậm rạp
(VI). Kỉ : dấu hiệu hoa trái
(VII). Canh : thay đổi
(VIII). Tân : hoa quả mới
(IX). Nhâm : thai nghén cho mùa sau
(X). Quư : mầm đang chuyển hóa
(1). Tư
: mầm hút nước
(2). Sửu
: nẩy mầm trong đất
(3). Dần
: đội đất lên
(4). Măo
: rậm tốt
(5).
Th́n : tăng trưởng
(6). Tỵ
: phát triển
(7). Ngọ
: sung măn hoàn toàn
(8). Mùi
: có quả chín
(9).
Thân : thân thể bắt đầu suy
(10). Dậu
: co lại
(11).Tuất
: khô úa héo tàn
(12). Hợi
: chết đi.
Như
vậy nguyên thủy các chi không phải là các con vật
như mọi người vẫn nghĩ.
Đến
khoảng đầu Công nguyên, người Trung Hoa gán các chi
với các con vật. Nguồn gốc của việc gán con
vật không hoàn toàn rơ ràng. Có thuyết cho rằng nó gắn
với truyền thuyết Phật giáo, thứ tự của
12 con vật là những loài đă đến từ biệt
khi Phật Thích ca nhập Niết Bàn, và mới gọi là
các con giáp, lần lượt là:
Tí: Thử: Chuột
Sửu:
Ngưu: Trâu
Dần: Hổ: Cọp
Măo: Thố: Thỏ*
Th́n: Long: Rồng
Tỵ: Xà: Rắn
Ngọ: Mă: Ngựa
Mùi: Dương Dê
Thân: Hầu Khỉ
Dậu: Kê Gà
Tuất: Khuyển Chó
Hợi: Trư Lợn
*Riêng chi Măo th́ ở Việt
Chi Ngọ
đứng ở vị trí giữa, trong lịch pháp ứng
với thời điểm giữa trưa. Ngọ môn mang
hàm nghĩa là Sung măn, trọn vẹn. Tại sao lại là 12
con vật này với 12 cung giờ trong ngày, có thuyết gắn
với thời điểm loài vật hoạt động
mạnh nhất. Có nhận xét cũng thú vị dựa vào số
móng của các con vật, cứ một chắn đi kèm với
một lẻ.
Khi
đó Can gọi là Hoa, Chi gọi là Giáp, nên Can Chi c̣n gọi
là Hoa Giáp. Từ điểm bắt đầu là Giáp Tí (I.1)
cho đến hết ṿng là Quư Hợi (X.12), chỉ có số
chẵn đi với chẵn, lẻ đi với lẻ,
nên không thể có Giáp Sửu hay Quư Tuất.
Trong
thiên văn, khu vực của 12 cung c̣n ứng với 12
nước thời Xuân thu chiến quốc:
Tí : Tề
- Sửu: Ngô Việt - Dần:
Yên – Măo: Tống – Th́n: Trịnh – Tỵ: Sở - Ngọ:
12 Chi
có ư nghĩa rất quan trọng trong tính Lịch pháp (thực
chất là Âm-dương lịch) và thời tiết. Trong 1
năm chia ra 12 tháng, có 24 ngày tiết khí, cứ 1 tháng 2 ngày.
Cùng với
Ngũ hành, Can chi hay Hoa Giáp đă tạo thành một tư
tưởng khép kín về chu kỳ vận động của
Vũ trụ, với chu kỳ 60. Các thước đo thời
gian đều được gắn với Can chi. Một
ngày chia làm 12 giờ, một năm 12 tháng; 12 năm là một
chu kỳ ngắn, 60 năm là một ṿng “Lục thập
Hoa giáp”, 3600 năm là một chu kỳ lớn của Vũ
trụ. Khi viết năm, họ chỉ dùng can chi, nên phải
thêm triều đại cai trị tương ứng mới
đủ. Không chỉ thế, phương vị trên bầu
trời cũng được chia ra 12 cung, khi xác định
vị trí ngôi sao th́ nói nó nằm trong cung nào.
Sau khi
hoàn chỉnh hệ Can Chi với chu kỳ 60 năm, người
Trung Hoa gán cách tính lịch pháp này cho Hoàng Đế - vị
vua thái cổ huyền thoại, người đặt ra
các quy tắc cho con người, và lấy năm 2636 TCN làm
năm đầu của chu kỳ này, gọi là Đại
Nguyên niên, cho đến nay đă được 78 chu kỳ,
hơn một Chu kỳ lớn (60 chu kỳ nhỏ).
(1) Thuyết Âm Dương Bát quái là thuyết chủ đạo cổ nhất, trước Ngũ hành và Can Chi đến hàng ngh́n năm, là thuyết chủ đạo quan trọng nhất, sẽ được tŕnh bày ở phần sau. Cung Bát quái chia làm 8 cung, mỗi cung 45 độ.