Mục Bài viết, Ý kiến này chúng tôi không đặt trong mục kiến thức của website Thienvanvietnam.org do nó chưa hẳn là các kiến thức chuẩn, mà là các bài phân tích, các nhận định hay các tác phẩm dịch từ tài liệu nước ngoài của tất cả những nhà nghiên cứu, các dịch giả và độc giả yêu thiên văn gửi về cho hộp thư của Thienvanvietnam.org.

Lưu ý rằng các bài viết trong mục này ngoài các bài dịch thì đều là các bài mang tính phân tích cá nhân của các tác giả. Đó có thể là các ý tưởng mới, các góc nhìn mới về vũ trụ, cũng có thể là những quan điểm và ý kiến mở để độc giả cùng suy ngẫm. Tất cả các bài viết như vậy đều nằm ngoài phạm vi đúng/sai của thiên văn học và vật lý học. Tuy vậy, tất nhiên khi đăng bài của một tác giả lên website này, chúng tôi cũng đã có kiểm duyệt để bảo đảm đúng với các tiêu chí trước nay mà VACA luôn đề ra.
Mọi ý kiến phản hồi về các bài viết này cũng như gửi bài viết đóng góp xin gửi theo địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. . Độc giả muốn trao đổi trực tiếp với tác giả mỗi bài viết cũng có thể gửi thư qua địa chỉ nêu trên để chúng tôi cung cấp thông tin liên lạc.

-------------------------------------------------------------

Cách tính âm lịch ngày nay ở Việt Nam ta dựa trên cơ sở nào và về mặt sử dụng đã thực sự phù hợp và logic hay chưa? Dưới đây là một số ý kiến cá nhân của tác giả Đặng Trần Hiệp. Xin giới thiệu quí độc giả đọc tham khảo và phản biện.

 

 

astronomy

Một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục là định hình thế giới quan cho người học. Một thế giới quan hoàn chỉnh nhất thiết phải dựa trên nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất là các khoa học cơ bản. Có hiểu về cách mà thế giới xung quanh vận hành, cách mà những qui luật của nó tác động lên mọi thứ thì con người ta mới xây dựng được cho mình góc nhìn đa chiều và toàn diện về thế giới. Thiên văn học, có lẽ không hẳn là một bộ môn độc lập, mà là một phạm vi, một phạm vi thực sự rộng theo cả không gian và thời gian của khoa học. Vậy nên nó cũng có một vai trò không hề nhỏ trong việc định hình thế giới quan của con người.

 

Tận dụng những nguồn năng lượng tự nhiên để phục vụ cuộc sống của chính mình trước nay vẫn luôn là một thế mạnh vượt trội của con người trong thế giới của động thực vật, một bước tiến dài và quan trọng bậc nhất trong sự hình thành và phát triển nền văn minh của chúng ta so với các tổ tiên nguyên thủy. Một điển hình lớn trong đó, là sự khám phá các đặc tính và qua đó sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng.

Như chúng ta đã biết, Thiên Văn Học là một môn Khoa học chuyên nghiên cứu về các vật thể vũ trụ; các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển Trái Đất; sự phát triển, tính chất vật lí - hóa học và các chuyển động của các vật thể  cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ đã ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thuật ngữ "Thiên Văn Học" chỉ mới được biết đến rộng rãi trong vài năm trở lại đây. Và có không ít người vẫn hiểu sai các thuật ngữ khác trong bộ môn khoa học này, chẳng hạn như "sao" - "chòm sao" hay "sao" - "hành tinh".... Thậm chí nhiều người còn không biết rằng "Mặt Trời là một ngôi sao".