Earth-synestia

Một nghiên cứu mới vừa đưa ra một cách giải thích khác cho sự hình thành của Mặt Trăng. Theo giả thuyết này, Mặt Trăng hình thành ở ...bên trong của Trái Đất khi hành tinh của chúng ta vẫn còn là một khối đá nóng chảy quay rất nhanh gọi là synestia (tạm hiểu: hành tinh kiến tạo do va chạm).

IC 4710

Được phát hiện vào năm 1900 bởi nhà thiên văn học DeLisle Stewart, IC 4710 mang lại một cảnh tượng ngoạn mục như bạn có thể thấy trong hình ảnh này do kính thiên văn không gian Hubble chụp. Thiên hà này là một đám mây chứa đầy những sao sáng với những khu vực bùng nổ tạo sao rất sáng rải rác quanh rìa của nó.

Hot Saturn

Giống như các thám tử nghiên cứu các dấu vân tay để tìm thủ phạm, các nhà khoa học sử dụng hai kính thiên văn không gian Hubble và Spitzer để xác định những "dấu vân tay" của nước trong khí quyển của một ngoại hành tinh nóng rực với khối lượng cỡ Sao Thổ nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng. Và, họ đã thấy rất nhiều nước. Thực tế, hành tinh WASP-39b này có lượng nước gấp 3 lần Sao Thổ.

universe timeline

Cách đây rất lâu, chỉ khoảng 400.000 năm sau khi vũ trụ ra đời (vụ nổ Big Bang), vũ trụ hoàn toàn tối tăm. Không có các sao và thiên hà, vũ trụ được lấp đầy bởi khí hydro trung hòa. Trong khoảng từ 50 đến 100 triệu năm tiếp theo, hấp dẫn chậm chạp kéo những vùng khí đặc nhất lại với nhau cho tới khi tạo thành những đám khí đủ lớn và đặc để sụp đổ tạo thành các ngôi sao.

Proxima Centauri

Một nhóm các nhà thiên văn học Meredith MacGregor và Alycia Weinberger ở Viện khoa học Carnegie đứng đầu đã phát hiện một quầng lửa lớn - một vụ bùng nổ năng lượng dưới dạng bức xạ - từ ngôi sao gần Mặt Trới nhất - sao Proxima Centauri. Phát hiện này làm dậy lên nhưng câu hỏi về khả năng sống được của Proxima b - hành tinh có quỹ đạo quanh Proxima Centauri.