Mưa sao băng Delta Aquarids là hiện tượng diễn ra trong khoảng từ 12 tháng 7 đến 23 tháng 8 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng từ 27 đến 29 tháng 7. Liệu năm nay có lý tưởng với người quan sát?

RW Aur A

Các nhà khoa học có vẻ như đã lần đầu tiên quan sát được việc một ngôi sao phá hủy một hành tinh gần nó. Các quan sát từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy một ngôi sao đang trong quá trình nuốt các mảnh vụ của một hành tinh của chính nó.

Jupiter's moons

Gia đình của Sao Mộc đã thực sự được biết tới kể từ khi Galileo lần đầu tiên ghi nhận sự có mặt của 4 vệ tinh lớn nhất của nó năm 1610. Mới đây, các nhà thiên văn đã xác nhận thêm 10 vệ tinh mới của hành tinh này.

RCW 38

Trong hình ảnh này là cụm sao RCW38, được chụp bởi máy ảnh hồng ngoại HAWK-I gắn trên kính thiên văn rất lớn (VLT) của ESO đặt tại Chile. Với việc quan sát bước sóng hồng ngoại, HAWK-I có thể khám phá những cụm sao được bụi bao phủ như RCW 38, mang lại một cái nhìn vô giá về các sao đang hình thành trong đó. Cụm sao này có chứa hàng trăm sao nặng, trẻ và nóng, nằm ở khoảng cách khoảng 5500 năm ánh sáng ở hướng của chòm sao Vela (Cánh buồm).

lunar eclipse

Cuối tháng này, người yêu thích quan sát bầu trời sẽ có thể quan sát nguyệt thực toàn phần. Đây là lần thứ hai hiện tượng này diễn ra trong năm 2018 này và cũng như hồi tháng 1, người quan sát ở Việt Nam có thể theo dõi toàn bộ hiện tượng này. Đặc biệt hơn, đây sẽ là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.