Exoplanets

Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ có tồn tại sự sống mà chúng ta từng biết tới. Nhưng với việc có tới hàng tỷ hệ sao khác chỉ ngay trong thiên hà của chúng ta, nó có thể không phải nơi tốt nhất cho sự sống. Trong một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học đã lập mô hình tiềm năng cho sự sống trên các hành tinh có nước khác và thấy rằng một số điều kiện có thể tạo nên những đại dương tối ưu cho sự sống.

Antartic

Đồng vị sắt 60 rất hiếm trong vũ trụ. Nó ra đời trong vụ nổ của những sao nặng. Chỉ có một lượng rất nhỏ của đồng vị này từ những ngôi sao xa xôi đó tới được Trái Đất. Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã khám phá ra sắt 60 trong tuyết ở Nam Cực. Các nhà khoa học gợi ý rằng đồng vị này đã tới từ vùng không gian liên sao lân cận chúng ta.

Fluorescence

Các nhà thiên văn học đã tìm ra một cách mới để tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Bức xạ tử ngoại dữ dội từ các sao lùn đỏ vốn được cho là có thể giết chết mọi sự sống trên bề mặt các hành tinh quanh chúng lại có thể giúp khám phá ra nhưng sinh quyển còn ẩn giấu. Theo nghiên cứu mới của Đại học Cornell (Ithaca, New York, Mỹ) thì bức xạ này có thể kích hoạt sự phát quang sinh học có tính bảo vệ từ sự sống trên các ngoại hành tinh.

supernova

Tháng 11 năm 2016, vệ tinh Gaia đã theo dõi một supernova phát nổ cách Trái Đất khoảng 1 tỷ năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã tiếp tục quan sát đối tượng này qua các kính thiên văn và nhanh chóng phát hiện ra rằng nó là một supernova đặc biệt theo nhiều nghĩa.

Jupiter collision

Năm 2016, tàu không gian Juno của NASA đã tới Sao Mộc với mục đích quan sát chi tiết qua các lớp mây dày của nó để hé lộ những bí mật bên trong hành tinh khổng lồ này. Cùng những bức ảnh tuyệt đẹp đã gửi về, Juno còn sử dụng nhiều thiết bị mang theo để nhìn sâu vào trong lòng của Sao Mộc.