- Chi tiết
- Phạm Thị Lý
- Tin tức
Hình ảnh về vùng tạo sao này được ghi lại bởi kính thiên văn không gian nổi tiếng Hubble, giống như một công trình nghệ thuật.
- Chi tiết
- VACA
- Tin tức
Dù bạn kịp quan sát hay đã bỏ lỡ cực điểm của mưa sao băng Geminids, bầu trời tháng cuối năm này vẫn còn một thứ đáng để trông đợi. Tối 21 tháng 12, Sao Mộc và Sao Thổ sẽ giao hội, chúng sẽ gần nhau tới mức khi nhìn bằng mắt thường, chúng có thể sẽ gần như dính liền thành một.
- Chi tiết
- Chung Nguyen
- Tin tức
Cách đây vài thập kỷ, supernova 1978A đã có thể nhìn được bằng mắt thường trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cổ đại cũng đã chứng kiến một số ngôi "sao khách" này xuất này hiện trên bầu trời của chúng ta.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Thuyết tương đối rộng là một lý thuyết phức tạp về mặt toán học, nhưng những mô tả của nó về các lỗ đen thì đơn giản đến khó tin. Một lỗ đen ổn định có thể được mô tả chỉ bởi ba đặc tính: khối lượng, điện tích và sự quay của nó. Vì lỗ đen về cơ bản là không tích điện, thực tế nó chỉ còn hai đặc tính. Nếu bạn biết về khối lượng và sự quay (hay spin) của lỗ đen, tức là bạn biết mọi thứ cần biết về nó.
- Chi tiết
- Bryan
- Tin tức
Các proton mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử thực sự luôn đẩy nhau. Thế nhưng những hạt nhân nặng với nhiều proton và neutron vẫn cứ tồn tại. Cái gọi là "tương tác mạnh" là thứ gây ra việc này. Giáo sư Laura Babbietti cùng nhóm nghiên cứu của bà ở Đại học Công nghệ Munich (TUM) giờ đây đã phát triển một phương pháp để đo chính xác tương tác mạnh bằng cách sử dụng các va chạm hạt trong thiết bị thí nghiệm ALICE của CERN đặt tại Geneva.