Cosmics cloud

Một đám mây tách biệt, bí ẩn về mặt khoa học, có kích thước lớn hơn cả thiên hà của chúng ta đã được một nhóm nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Huntsville (UAH) phát hiện trong một “vùng đất hoang”.

NGC 330

Hình ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA. Nó cho thấy cụm sao NGC 330 ở cách chúng ta khoảng 180.000 năm ánh sáng, trong thiên hà Mây Magellan Nhỏ (SMC). Trên bầu trời, cụm sao này có vị trí ở chòm sao Tucana (chim Toucan), chứa rất nhiều sao nằm rải rác trong bức ảnh tuyệt đẹp này.

Night sky

Palomar 5 là một cụm sao độc đáo. Trong một bài báo vừa đăng trên Nature Astronomy, một nhóm các nhà vật lý thiên văn quốc tế do Đại học Barcelona đứng đầu đã cho thấy những đặc điểm nổi bật của Palomar 5 có vẻ là hệ quả của việc có quá nhiều lỗ đen (khoảng hơn 100) ở trung tâm của cụm.

Venus

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng lượng nước chứa trong bầu khí quyển của Sao Kim thấp đến mức ngay cả những vi khuẩn chịu hạn tốt nhất của Trái Đất cũng không có khả năng tồn tại ở đó. Phát hiện này dường như đã xóa sạch hy vọng của khám phá hồi năm ngoái về các phân tử có khả năng là được tạo ra bởi các sinh vật sống trong khí quyển nóng rực của hành tinh này, và được coi là một dấu hiệu về khả năng có tồn tại sự sống.

Milky Way

Trong suốt nhiều thời đại, dải Ngân Hà (dải sáng biểu kiên của thiên hà Milky Way) đã treo lơ lửng trên bầu trời của nhân loại, một kỳ quan tuyệt đẹp tỏa sáng mỗi đêm Ngày nay, hầu hết những người sống ở thành phố hiếm khi nhìn thấy toàn bộ vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà chứa chúng ta trải dài trên các tầng mây. May mắn thay, nhiều nhiếp ảnh gia tài năng trên khắp thế giới đã ghi lại được những hình ảnh mà nhiều người quan sát bị bỏ lỡ.