Earth's ocean

Các nhà khoa học có thể đo đạc sự thay đổi độ cao của mực nước biển thông qua vệ tinh. Và họ có thể sử dụng vệ tinh để nhận thấy rằng các sông băng hiện tại có ít băng hơn nhiều thập kỷ trước. Vì vậy, họ có thể ước tính lượng băng tan đã chảy vào đại dương. Hơn thế nữa, các vệ tinh cho thấy bản thân các đại dương đang ấm dần lên, kết quả là gia tăng sự xâm thực đất liền và mực nước biển dâng cao hơn.

Abell 3667

Một nhóm các nhà thiên văn học từ nhiều quốc gia do Đài quan sát Hamburg (Đức) đứng đầu đã có được hình ảnh chi tiết nhất về những sóng xung kích lớn nhất vũ trụ từng quan sát được. Dữ liệu này có được từ kính thiên văn vô tuyến MeerKAT đặt ở Nam Phi và đã công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics (Thiên văn học và Vật lý thiên văn).

Proxima d

Cách chúng ta chỉ 4 năm ánh sáng là Alpha Centauri, hệ sao gần Hệ Mặt Trời nhất. Vào tháng 8 năm 2016, các nhà nghiên cứu đã công bố rằng họ cuối cùng đã tìm thấy một hành tinh chuyển động quanh sao Proxima Centauri - ngôi sao nhỏ nhất của hệ đó và cũng là ngôi sao gần chúng ta nhất. Tới tháng 1 năm 2020, các nhà thiên văn tiếp tục phát hiện ra hành tinh thứ hai của Proxima Centauri. Và giờ đây, gia đình này đã cho chúng ta biết thêm một thành viên nữa của nó: hành tinh thứ ba chuyển động quanh ngôi sao gần Hệ Mặt Trời nhất.

M77 Black hole

Những hình ảnh mới có độ phân giải cao cho thấy một lỗ đen siêu nặng ẩn mình trong một vòng bụi - chính xác như những gì mong đợi.

Brown Dwarves

Sao lùn nâu là những thiên thể kỳ lạ, là dạng trung gian giữa sao và hành tinh. Các nhà vật lý thiên văn đôi khi gọi chúng là những "sao thất bại" bởi chúng không đủ khối lượng để tạo ra sự nhiệt hạch hydro trong lõi và phát sáng. Một cuộc tranh luận đã kéo dài từ lâu về việc liệu sao lùn nâu có hình thành một cách đơn giản dưới dạng một phiên bản thu nhỏ của những sao như Mặt Trời hay không.