“Chúng ta gặp lở đất mọi nơi trong Hệ Mặt Trời,” theo phát biểu của Kelsi Singer, sinh viên cao học về Trái Đất và khoa học hành tinh, khoa Nghệ thuật & Khoa học tại Đại học Washington, St.Louis, “nhưng vệ tinh lạnh giá Iapetus của Sao Thổ có nhiều vụ lở đất khổng lồ hơn bất kì thiên thể nào khác, trừ Sao Hỏa.”

Hệ Mặt Trời của chúng ta có một sự sắp xếp có trật tự một cách đáng kinh ngạc: Tám hành tinh quay quanh Mặt Trời giống như các vận động viên chạy trên đường đua theo vòng tròn trong những đường chạy của họ và luôn ở trong cùng một mặt phẳng. Ngược lại, hầu hết các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện trong những năm gần đây – đặc biệt là các hành tinh khổng lồ với cái tên “Sao Mộc nóng” – có các quỹ đạo đặc biệt hơn nhiều.

Để hiểu được lịch sử sơ khai nhất của Trái Đất – sự hình thành của Trái Đất từ vật chất trong Hệ Mặt Trời cho tới hành tinh ngày hôm nay với các lớp của lõi kim loại, vỏ địa chất và vỏ Trái Đất – các nhà khoa học tìm tới các thiên thạch.

Rạng sáng ngày 28 và 29 tháng 7 này, người yêu thích thiên văn sẽ có khả năng quan sát được một trong các hiện tượng thiên văn cơ bản của năm 2012 này: mưa sao băng Nam Delta Aquarids.

Nhiều thiên hà chứa lượng lớn các phân tử khí ở vùng gần trung tâm của chúng. Các khí với các phân tử được tập hợp dày đặc là nguồn gốc sinh ra rất nhiều ngôi sao. Tuy nhiên, hiện tượng này được cho là liên quan mật thiết tới các hoạt động của trung tâm ngân hà. Vậy nên, chúng ta cần nghiên cứu kĩ lưỡng tình trạng vật lý và đặc tính hóa học của khí phân tử tại trung tâm ngân hà qua các quan sát. Để có được dữ liệu quan sát cụ thể và chính xác, biện pháp tốt nhất là nghiên cứu trung tâm Milky Way, nơi chứa chính Hệ Mặt Trời của chúng ta.