Mưa sao băng Orionids, một trong những trận mưa sao băng lớn của năm đang tới gần và sẽ đạt cực điểm vào đêm 21, rạng sáng ngày 22 tháng 10 này. Nếu thời tiết cho phép, người yêu thiên văn sẽ có nhiều cơ hội quan sát được nhiều sao băng sáng của hiện tượng này.

Trong khi lấy những mẫu đất đá đầu tiên trên Sao Hỏa, rover Curiosity của NASA đã thu được hình ảnh như bạn thấy bên dưới. Nó cho thấy một mẩu nhỏ giống như một miếng kim loại hay một con chip của một thứ gì đó nằm trên mặt đất. Đó có thể là một phần của chính rover, một viên sỏi đặc biệt hay bất cứ thứ gì khác mà chưa ai biết chính xác được.

Các nhà thiên văn đã có một khám phá bất ngờ về hai lỗ đen bên trong một quần sao già trong thiên hà của chúng ta, Milky Way. Nghiên cứu được công bó trên tạp chí Nature, mô tả việc xác định được hai lỗ đen với khối lượng gấp 10 tới 20 lần Mặt Trời trong quần sao cầu M22.

Quan sát chi tiết vệ tinh Titan của Sao Thổ tới nay đã kéo dài 30 năm, đủ một chu kì quĩ đạo quanh Mặt Trời của thế giới xa xôi này. Tiến sĩ Athena Coustenis tại đài quan sát Paris-Neudon ở Pháp đã phân tích dữ liệu thu được trong 30 năm này và phát hiện ra sự biến đổi thời tiết ảnh hưởng tới nó nhiều hơn những gì người ta nghĩ trước đây.

Mặt Trời vừa sinh ra một vụ nổ nhật hoa lớn (CME) lúc 9 giờ 25 theo giờ Việt Nam hôm 28 tháng 9 vừa qua. Đây là hiện tượng hàng tỷ tấn hạt mang điện từ mặt Trời được phóng vào không gian và có thể chạm vào Trái Đất gây ảnh hưởng tới hệ thống điện tử trên các vệ tinh và các thiết bị mặt đất. Mô hình của NASA cho dự doán rằng các hạt trong vụ nổ này di chuyển với vận tốc 700 dặm mỗi giây và bắt đầu gây ảnh hưởng tới Trái Đất vào ngày 29-30 tháng 9 này.