Giữ thế thẳng đứng trong môi trường trọng lực thấp là điều không dễ dàng, và các tài liệu của NASA đã cho nhiều ví dụ trong trường hợp các nhà du hành đáp xuống bề mặt Mặt Trăng. Giờ đây, một nghiên cứu mới bởi nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi các giáo sư của đại học York là Laurence Harris và Michael Jenkin, được công bố trên PLOS ONE, gợi ý rằng lí do để tất cả mọi tai nạn trên Mặt Trăng có thể xảy ra là bởi lực hấp dẫn của nó không đủ để các nhà du hành có thể xác định chính xác hướng nào là phía trên.

 

Lần đầu tiên các nhà thiên văn đã phát hiện ra những giai đoạn sớm nhất trong việc tạo thành một thiên hà lớn trong vũ trụ trẻ. Khám phá được thực hiện nhờ kết hợp quan sát của kính thiên văn không gian Hubble, kính thiên văn không gian Spitzer của NASA, đài quan sát không gian Herschel của ESA và đài quan sát W.M.Keck ở Hawaii.

Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Science gợi ý rằng cấu tạo phần dưới lớp vỏ Trái Đất, chiếm phần lớn thể tích của hành tinh có khác biệt đáng kể so với những gì đã biết trước đây.

Ngày 24 tháng 8 vừa qua, Mặt Trời đã phóng ra một quầng lửa cấp trung bình, đạt cực đại lúc 21h16 (theo giờ Việt Nam). Đài quan sát hoạt động Mặt Trời của NASA đã ghi hình được quầng lửa này, nó được bùng lên từ phía trái của Mặt Trời.

Chất Flo trong những sản phẩm phổ biến như kem đánh răng bạn dùng hàng ngày đã được tạo ra từ hàng tỷ năm trước ở những ngôi sao tương tự Mặt Trời ngày nay đã chết. Đây là điều được cho biết bởi các nhà thiên văn của đại học Lund - Thụy Điển cùng các đồng nghiệp ở Ireland và Mỹ.