Nghiên cứu mới gợi ý rằng một số vệ tinh băng của Sao Thổ, cũng như các vành nổi tiếng của nó, có thể được hình thành chỉ khoảng một trăm triệu năm trước, còn muộn hơn cả triều đại của nhiều loài khủng long.

 

Gần rìa của vùng vũ trụ quan sát được là những thiên thể sáng nhất từng được quan sát, gọi là các quasar, được tin rằng có chứa những lỗ đen siêu nặng với khối lượng hơn 1 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Các mô phỏng của Kentaro Nagamine ở khoa Khoa học Trái Đất và không gian, Đại học Osaka (Nhật Bản) và Isaac Shlosman ở đại học Kentucky (Mỹ) và các cộng sự đã lần đầu tiên hé lộ chính xác cách mà các lỗ đen này đã hình thành ở thời điểm 700 triệu năm sau Big Bang.

 

 

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi UCL (University College London) sử dụng Đài thiên văn tia X Chandra của NASA đã phát hiện những cơn bão Mặt Trời gây ra “Ánh sáng phương Bắc” mãnh liệt trên Sao Mộc bằng việc tạo ra một cực quang tia X mới sáng hơn 8 lần bình thường và mạnh hơn hàng trăm lần so với bắc cực quang Trái Đất.

 

Một nhóm các nhà vật lý thiên văn đến từ nhiều quốc gia đứng đầu bởi Peter Garnavich, giáo sự vật lý thiên văn Đại học Notre Dame đã thu được hình ảnh của hai supernova vào thời điểm chúng đang bùng nổ.

 

 

Tối 23 tháng 03, người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực nửa tối một phần diễn ra trong khoảng từ 18h đến 20h54 theo giờ Việt Nam. Mặc dù chỉ là nửa tối một phần, đây vẫn là một điều khá thú vị đối với người thích quan sát bầu trời.