Ngôi sao của chúng ta dường như đã phá hủy vị khách bất ngờ mong manh này trong cuộc gặp gỡ của chúng. Sao chổi ISON (4,5 tỷ TCN - 2013) đã tồn tại hơn 4,5 tỷ năm trong không gian sâu thẳm lạnh lẽo của hệ Mặt Trời, nhưng nó lại thất bại trong khoảnh khắc ngắn ngủi ở điểm cận nhật của Mặt Trời vào ngày 28/11/2013.

Mặc dù nhiều đài quan sát không thể nhìn thấy sao chổi ISON sau khi nó đến điểm cận nhật, Đài Quan sát Mặt Trời và Nhật quyển của NASA đã quan sát thấy một vệt sáng truyền đi từ Mặt Trời.

Một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu bởi David Pinfield đến từ Đại học Hertfordshire ở Anh đã phát hiện ra hai trong số các sao lùn nâu già nhất trong thiên hà Milky Way. Những ngôi sao lùn nâu cổ xưa này đang di chuyển với tốc độ 100-200 km/s, nhanh hơn nhiều so với các sao bình thường và so với các sao lùn nâu khác.

Sao chổi ISON, đối tượng nhận được nhiều quan tâm nhất của người quan sát trong năm nay lúc này đã tới khá gần Mặt Trời. Trong những ngày này, chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường hoặc với sự hỗ trợ của ống nhòm hay kính thiên văn nghiệp dư.

 

Mưa sao băng Leonids là một hiện tương thiên văn diễn ra hàng năm. Đây được coi là một trận mưa sao băng tương đối lớn, tuy vậy trong những năm gần đây Leonids đã nhỏ hơn trước đây nhiều, mặt khác vưới sự can thiệp của ánh Trăng, việc quan sát hiện tượng này năm nay sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Dù sao, nếu thời tiết đẹp người quan sát thiên văn vẫn có thể heo dõi hiện tượng này.