Một vật thể sáng ngoạn mực mới đây được phát hiện trong bức ảnh chụp thiên hà láng giềng của chúng ta Andromeda (M31) chụp bởi đài quan sát Chandra X-ray của NASA, nó là kết quả của một lỗ đen bình thường.

Một điều rõ ràng rằng vũ trụ luôn thay đổi. Ngay cả các ngôi sao hàng đêm xuất hiện mà chúng ta có thể dự đoán trước cũng có thể biến đổi. Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA, trong hình là tinh vân hành tinh Hen-1333. Tinh vân hành tinh không liên quan gì tới hành tinh cả, chúng đơn giản là phần còn sót lại sau cái chết của những ngôi sao với kích thước trung bình.

 

Hệ thống kính thiên văn quang phổ hạt nhân của NASA (NuSTAR) đã được ghép thành công với tên lửa Pegasus XL vào hôm 17 tháng 2 vừa qua tại căn cứ không quân Vandenberg trung tâm California. Việc phóng giờ đây được xác định là sẽ không sớm hơn ngày 21 tháng 3 để có thêm vài tuần cho những đánh giá kĩ thuật cần thiết. Sau quá trình này, nhóm dự án sẽ bắt đầu khâu chuẩn bị cuối cùng để đưa tên lửa tới bãi phóng ở Kwajalein, Nam Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã tìm thấy một quần sao gồm các sao xanh trẻ bao quanh một lỗ đen với khối lượng trung bình. Sự có mặt của các sao trẻ gợi ý rằng lỗ đen đã từng là tâm của một thiên hà lùn đã tan rã. Phát hiện này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu tiến hóa của các lỗ đen và thiên hà.

Một bức hình mới được NASA thiết kế và công bố mô phỏng sơ qua các dự án trong tương lai của họ. Trong bức hình ta thấy các loại tàu không gian cùng mục đích tương lai của NASA về việc phóng chúng tới Mặt Trăng, các hành tinh và tiểu hành tinh, thậm chí cả các điểm LaGrange....