Các nhà khoa học tại đại học Oklahoma (OU) đã phát hiện ra hai sao lùn trắng được coi là già nhất và gần nhất mà chúng ta từng biết tới. Các nhà thiên văn học xác định rằng hai sao có tuổi thọ từ 11 tới 12 tỷ năm này chỉ cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng. Đây là các sao gần nhất trong số các sao già ra đời sớm ngay sau Big Bang từng được biết tới.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh của cực quang trên hành tinh băng khổng lồ Uranus, hay chúng ta vẫn biết tới là Sao Thiên Vương, thêm một bằng chứng cho sự kì lạ của một hành tinh xa xôi. Phát hiện này được thực hiện bởi một chương trình quan sát của kính thiên văn không gian Hubble, nó đã cho thấy những chấm sáng khá mờ nhạt trên Sao Thiên Vương, giống như vùng sáng đầy màu sắc vẫn thường xuất hiện trên bầu trời vùng cự của Trái Đất.

Như chúng tôi đã thông tin từ đầu năm, ngày 15 tháng 4 tới người yêu thiên văn sẽ có cơ hội lý tưởng nhất để quan sát Sao Thổ, hành tinh được coi là đáng để quan sát nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất có thể trên quĩ đạo của mình.

Hầu hết các thiên hà, trong đó có Milky Way (thiên hà của chúng ta), có một lỗ đen siêu nặng tại trung tâm của nó với khối lượng hàng triệu lần khối lượng của Mặt Trời. Nhưng làm cách nào mà các lỗ đen này có thể lớn lên tới mức đó. Có giả thuyết cho rằng chúng đã được sinh ra như thế, cũng có giả thuyết đề xuất rằng chúng là sự hợp nhất của nhiều lỗ đen hoặc do cuốn lấy khí trong thiên hà.

 

Nga dự định sẽ đưa một vệ tinh có mang theo thiết bị phát tín hiệu vô tuyến lên tiểu hành tinh gần Trái Đất mang tên 99942 Apophis để tìm hiểu về nguy cơ tiểu hành tinh này có thể sẽ va chạm với Trái Đất. Đây là tuyên bố được đưa ra thứ bảy vừa qua bởi Viện khoa học quốc gia Nga.