Một hiện tượng thiên văn được nhiều người chú ý sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 5 sắp tới, đó là nhật thực hình khuyên. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể quan sát nhật thực một phần do khu vực của chúng ta chỉ nằm trong vùng nửa tối của bóng Mặt Trăng, ngoài ra quá trình này diễn ra vào rạng sáng nên người quan sát tại Việt Nam sẽ chỉ quan sát được giai đoạn sau của hiện tượng này.

 

Ngày mùng 5, mùng 6 tháng 5 tới, hiện tượng thiên văn đầu tiên của tháng 5 sẽ diễn ra, đó là cực điểm cua mưa sao băng Eta Aquarids. Đây là một trận mưa sao băng nhỏ  hàng năm (nhỏ hơn cả mưa sao băng Lyrids cuối tháng 4 vừa qua), lại thêm sự cản trở của ánh Trăng những ngày giữa tháng nên việc quan sát trọn vẹn hiện tượng này là không thể. Tuy nhiên nếu may mắn người quan sát vẫn có thể bắt gặp một số sao băng sáng nhất của trận mưa sao băng này.

Kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA đang thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu xem điều gì xảy ra với các ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta khi chúng đi tới giai đoạn kết thúc. Một giai đoạn mà các sao đều trải qua là sự giải phóng năng lượng hạt nhân đẩy lớp vỏ sao ra tạo thành cái gọi là tinh vân hành tinh hay tinh vân tiền hành tinh. Bức ảnh mới của Hubble chụp tinh vân quả trứng (Egg Nebula) cho thấy rõ quá trình đầy kịch tính này trong cuộc đời của một ngôi sao.

 

Trung bình cơ thể mỗi người bị tấn công bởi một hạt vật chất tối (dark matter) trong mỗi phút, theo một tính toán mới đây trong nỗ lực tìm kiếm sự có mặt của vật chất tối.

Những ngôi sao sáng chiếu qua quầng sáng nhìn như một đám mây trong bức ảnh này là một phần của một nhóm sao trẻ trong vùng tạo sao lớn nhất được biết tới của Mây Magellan lớn (Large Magellanic Cloud/LMC) - một thiên hà lùn vệ tinh của Milky Way. Bức ảnh được chụp bởi camera hành tinh trường rộng số 2 của kính thiên văn không gian Hubble.