Rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học  – thời tiết trên Trái Đất, nghiên cứu sóng biển, dòng chảy năng lượng từ trường từ Mặt Trời – đòi hỏi phải cùng lúc vẽ ra được bản đồ quy mô lớn của một hệ thống phức tạp cũng như những chi tiết tỉ mẩn của nó.

Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã bỏ ra gần 3 năm sử dụng dữ liệu có độ chính xác cao từ tàu không gian Kepler của NASA để có những quan sát đầu tiên về một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có kích thước nhỏ hơn Sao Thủy, hành tinh nhỏ nhất của Mặt Trời.

 

Hấp dẫn vẫn là lực chiếm ưu thế trên những thang đo thiên văn lớn, nhưng khi nói về những ngôi sao trong những cụm sao mới, động lực học trong những không gian chật chội này không thể được giải thích chỉ với lực hấp dẫn.

 

Bằng chứng của nước đã được tìm thấy trong cấu trúc tinh thể của các mẫu khoáng chất từ lớp vỏ trên một vùng cao nguyên trên Mặt Trăng, thu được từ tàu vũ trụ Apollo, theo một nhà khoa học tại Đại học Michigan và các đồng nghiệp của ông.

Vào năm 1006 một ngôi sao mới đã  được quan sát ở bầu trời phía nam và đã  được ghi lại trên toàn thế giới. Ngôi sao này sáng hơn gấp nhiều lần Sao Kim và thậm chí có  thể sánh với độ sáng của Mặt Trăng. Độ sáng cực đại của nó còn tạo ra bóng và nó có thể nhìn thấy được vào ban ngày. Gần đây, các nhà thiên văn học đã xác định được địa điểm của supernova* này và đặt tên cho nó là SN 1006. Họ cũng tìm thấy một vành đai vật chất tỏa sáng và đang mở rộng ở chòm sao phía nam của Lupus (Chó Sói) tạo nên phần còn lại của vụ nổ.