cyclic universes

Vũ trụ có khởi đầu ra sao và liệu có khi nào nó kết thúc? Đó luôn là điều được hầu hết nhân loại quan tâm, từ các nhà khoa học cho tới những người ít có liên kết tới các hoạt động nghiên cứu nhất - dù cách mà họ quan tâm và tiếp cận với việc đó khác nhau. Một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất tới vũ trụ học hiện đại, đồng thời là một trong ba người giành giải Nobel năm 2020 - Roger Penrose - là người theo đuổi ý tưởng về một vũ trụ trước Big Bang (vũ trụ tiền Big Bang), cũng như sau đó. Chúng ta hãy bàn sơ qua về việc này.

schodinger's cat

Một trong những thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng nhất trong cơ học lượng tử là "Con mèo của Schrödinger", hay đôi khi còn được gọi là "nghịch lý con mèo của Schrödinger". Thí nghiệm này ra sao, nó có ý nghĩa gì và những hiểu nhầm nào cần làm rõ? Chúng ta sẽ thảo luận về những việc đó trong bài này.

quantum entanglement

Liên đới lượng tử, hay trong tiếng Việt còn thường được gọi là "rối lượng tử" hay "vướng víu lượng tử" (quantum entanglement) là một chủ đề được nhiều người yêu vật lý chú ý trong những năm gần đây, nhất là sau khi có những thông tin hoặc bài báo không chính thức về sự vi phạm của vận tốc ánh sáng do hiện tượng này. Trong bài viết ngắn dưới đây, tôi xin trao đổi những ý chính để giải thích về vấn đề nhận được nhiều sự chú ý này.

Expanding Universe

Sự giãn nở của vũ trụ có vượt qua vận tốc ánh sáng hay không và nếu có thì điều đó có phá vỡ thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein hay không? Tôi đã nhận được câu hỏi này khá thường xuyên, và để cho chính xác và dễ hiểu nhất, dưới đây xin giải thích cụ thể để độc giả yêu khoa học tìm được lời giải cho việc này.

bullet from train

Cơ học Newton cho biết nếu bạn đứng trên một con tàu đang chuyển động với vận tốc 100 km/h, và đi bộ dọc theo khoang tàu theo cùng chiều chuyển động với vận tốc 5 km/h thì với người quan sát đứng yên, bạn sẽ có bận tốc 105 km/h. Nhưng nếu con tàu chuyển động rất gần với vận tốc ánh sáng thì sao, liệu bạn có vi phạm thuyết tương đối hẹp của Einstein?