Mặc dù nhiều đài quan sát không thể nhìn thấy sao chổi ISON sau khi nó đến điểm cận nhật, Đài Quan sát Mặt Trời và Nhật quyển của NASA đã quan sát thấy một vệt sáng truyền đi từ Mặt Trời.

Tiếp tục lịch sử của một chuỗi các hành vi đáng ngạc nhiên, vật chất từ sao chổi ISON xuất hiện ở phía bên kia của Mặt Trời vào buổi tối ngày 28 Tháng 11 năm 2013, mặc dù không được nhìn thấy trong quá trình nó tiếp cận gần nhất với Mặt Trời.

"Chúng tôi sẽ phải chờ đợi thêm một chút để xem nó sẽ hành động như thế nào trong một vài ngày tiếp theo hay tuần tới", theo chuyên gia về sao chổi Gerhard Schwehm của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), người nói với AFP đó có thể là một phần của hạt nhân của sao chổi sống sót sau cuộc gặp gỡ bốc lửa, nhưng cũng không chắc chắn hoàn toàn. "Nó trông giống như hạt nhân bị tan rã và những gì bạn thấy về cơ bản là những gì ... còn lại", ông nói.

Được mệnh danh là "Sao chổi Giáng sinh", đối tượng băng giá khổng lồ này được ví như một quả bóng tuyết bẩn lớn, lướt qua Mặt Trời ở khoảng cách chỉ 730.000 dặm (1.170.000 km) xung quanh 18:30 GMT vào ngày thứ Năm. Ước tính rằng ISON sẽ phải trải qua nhiệt độ 4.900 độ F (2.700 độ C) và mất ba triệu tấn khối lượng của nó mỗi giây. Hầu hết các nhà thiên văn học đã dự đoán sao chổi này, có đường kính ước tính khoảng 0,75 dặm (1,2 km), sẽ không thể tồn tại.

Khi ISON xuất hiện mờ nhạt và mất mát vật chất nhanh chóng ở một số quan sát và sau đó không thể nhìn thấy ở tất cả các quan sát của Đài Quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA hay bằng đài quan sát Mặt Trời trên mặt đất, nhiều nhà khoa học tin rằng nó đã tan rã hoàn toàn. Tuy nhiên, một vệt sáng vật chất đi ra từ mặt trời đã xuất hiện trong quan sát của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Đài quan sát Nhật quyển Mặt Trời của NASA vào buổi tối. Vấn đề đặt ra là liệu nó có phải là mảnh vỡ từ sao chổi, hay là một phần của hạt nhân của sao chổi còn sống sót, nhưng phân tích gần đây nhất từ các nhà khoa học nằm trong Chiến dịch Quan sát Sao chổi ISON của NASA cho thấy rằng có ít nhất một nhân nhỏ vẫn còn nguyên vẹn.

Trong suốt cả năm trời các nhà nghiên cứu đã không ngừng theo dõi sao chổi ISON - và đặc biệt là trong quá trình tiếp cận cuối cùng của nó với Mặt Trời – sao chổi sáng và mờ đi theo những cách bất ngờ. Sự thay đổi độ sáng như vậy thường xảy ra do vật chất của sao chổi bị sôi lên, và các chất khác nhau sẽ sôi ở nhiệt độ khác nhau, do đó nó sẽ cung cấp manh mối cho biết sao chổi được cấu tạo từ những gì. Phân tích mô hình này sẽ giúp các nhà khoa học biết được thành phần của sao chổi ISON, trong đó có những vật liệu được tập hợp trong quá trình hình thành của hệ Mặt Trời vào khoảng 4,5 tỷ năm trước.

Vài triệu năm trước đây , ISON thoát khỏi đám mây Oort , một nhóm các mảnh vỡ nằm giữa Mặt Trời và ngôi sao gần nhất. ISON đã cuốn hút nhà thiên văn học kể từ khi nó được phát hiện ra bởi một nhóm các nhà thiên văn người Nga vào tháng 9 năm 2012 bởi vì nó dấu vết nguồn gốc của nó đến sự khởi đầu của hệ Mặt Trời chúng ta.

Nó ban đầu được dự kiến là sẽ mang lại một trong những màn trình diễn tuyệt vời nhất của thế kỷ này, tạo thành vệt sáng rực rỡ trên bầu trời vào cuối năm nay- do đó nó có cái tên thân mật là “sao chổi của thế kỉ”.

Gia Linh (VACA)
Theo Astronomy