Những hình ảnh này chụp bởi camera tầm xa trên rover Curiosity của NASA đang hoạt động trên Sao Hỏa về Phobos, vệ tinh lớn hơn trong số hai vệ tinh của hành tinh này, đang lướt qua phía trước Mặt Trời. Đây là những hình ảnh sắc nét nhất về nhật thực từng được chụp ở Sao Hỏa.
Phobos không đủ lớn để che phủ hết đĩa sáng của Mặt Trời (như với Mặt Trăng trên Trái Đất), do đó nhật thực này có thể coi tương ứng với nhật thực hình khuyên mà chúng ta vẫn biết.
Các hình ảnh như bạn thấy chụp ba thời điểm liền nhau khi Phobos lướt qua mặt Trời nhìn từ Sao Hỏa. Curiosity đã dựng di chuyển trong đúng thời điểm này để ghi hình chuyển động của bầu trời. Hiện tượng nhật thực này xảy ra vào lúc gần giữa trưa đối với vị trí của Curiosity, tức là thời điểm mà nó ở gần Phobos nhất và vì thế độ che phù của nó lên đĩa sáng của Mặt Trời là lớn nhất có thể. Đây chính là nhật thực lớn nhất mà bạn có thể quan sát trên Sao Hỏa.
Các quan sát về hai vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa, Phobos và Deimos, thực hiện bởi Curiosity và một thiết bị trước đó hiện vẫn hoạt động là Opportunity giúp các nhà nghiên cứu hiểu một cách chính xác hơn về quĩ đạo các vệ tinh. Trong quan sát nêu trên thực hiện vào ngày 17 tháng 8, vị trí của Phobos ở gần Mặt Trời hơn 2 hoặc 3km so với dự đoán ban đầu của các nhà nghiên cứu.
Mark Lemmon tại đại học Texas A&M, đồng nghiên cứu dự án Curiosity cho biết "Đây là bức ảnh chi tiết nhất từ trước tới nay về vệ tinh của Sao Hỏa, và nó đặc biệt hữu ích bởi nó là dạng hình khuyên, thậm chí nó còn ở gần mặt Trời hơn chúng tôi đã dự đoán. Và vì thế chúng tôi sẽ tìm hiểu được thêm đôi chút."
Bryan (VACA)
Theo Sciencedaily, NASA