Một nhóm các nhà thiên văn học từ đại học Hawaii ở Manoa, Maidland ở Mỹ, Canada và châu Âu vừa sử dụng hai kính thiên văn song sinh của đài quan sát W.M. Keck ở Mauna Kea, Hawaii để điều tra về số lượng các thiên hà sáng tới nay chưa được nhìn thấy trong vũ trụ, đưa các nhà thiên văn tiến thêm một bước tới việc hiểu về sự ra đời và tiến hóa của các thiên hà.

Các thiên hà này phát sáng mạnh mẽ ở bước sóng hồng ngoại, có nghĩa rằng chúng có thể sáng hơn Milky Way của chúng ta hàng trăm tới hàng nghìn lần. Chúng diễn ra hoạt động tạo sao dữ dội, có tứ 100 tới 500 sao được ra đời mỗi năm ở mỗi thiên hà, các thiên hà như vậy được gọi là các thiên hà bùng nổ sao (starbursts).

Chúng ta chưa biết rõ cái gì đã khiến cho các thiên hà này sáng như vậy, có thể là hậu quả của vụ va chạm giữa hai thiên hà xoắn, tương tự như Milky Way và thiên hà Andromeda. Hay có thể chúng la những vùng giàu khí trong không gian, nơi các thiên hà có đủ nhiều khí và bụi để tạo sao nhanh.

Mặc dù sáng như vậy nhưng các thiên hà này gần như vô hình với mắt người và hầu hết các kính thiên văn trên Trái Đất do chúng chứa lượng bụi quá lớn, hấp thụ hết ánh sáng từ các ngôi sao. Tuy nhiên chúng đã được trực tiếp phát hiện ở dải sóng hồng ngoại nhờ kính thiên văn không gian Herschel, tiến sĩ Caitlin Casey cho biết.

:Herschel là một kihs thiên văn không gian nhạy với bước sóng hồng ngoại vốn không thể nhìn thấy khi có khí quyển Trái Đất", bà nói.

Sau khi được xác định, việc đo các thông số của các thiên hà này ở dải sóng biểu kiến đòi hỏi phải sử dụng hai kính thiên văn 10 mét Keck, hai chiếc kính thiên văn quang học lớn nhất thế giới. Sau nhiều đêm, nhóm nghiên cứu đã xác định và đo được khoảng cách của gần 800 thiên hà như thế.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu chi tiết hơn về cách mà các thiên hà đã hình thành và tiến hóa trong vũ trụ.

Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Astrophysical (Vật lý thiên văn)

VACA
(theo Space Daily)