Với việc quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn cực lớn của ESO (VLT), các nhà thiên văn học đã tìm ra bằng chứng của sự sống trong vũ trụ trên Trái Đất. Tìm kiếm sự sống trên chính hành tinh của chúng ta, có vẻ thật ngớ ngẩn và vô nghĩa, nhưng điều quan trọng là một cách tiếp cận giúp các nhà khoa học xác định được những dấu hiệu của sự sống sẽ giúp ích cho các nghiên cứu trong tương lai về sự sống ngoài hành tinh.

"Chúng tôi sử dụng một kĩ thuật gọi là Earthshine (lợi dụng chính ánh sáng của Trái Đất) để quan sát Trái Đất giống như khi quan sát một hành tinh ngoài Hệ" Michael Sterzik tại ESO và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết "Mặt Trời chiếu sáng Trái Đấtvaf ánh sáng đó phản xạ lên bề mặt của Mặt Trăng. Bề mặt của Mặt Trăng lại như một tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng Trái Đất đó tới chúng ta, và đó là cái chúng tôi đã quan sát bằng VLT".

Các nhà thiên văn phân tích ánh sáng mờ nhạt thu được này để tìm kiếm các thông tin như sự kết hợp của các khí trong khí quyển Trái Đất, đó là dấu hiệu của sự sống hữu cơ.

Những dấu hiệu của sự sống rất khó để tìm thấy với những phương pháp thông thường, nhưng nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp mới để tiếp cận vấn đề này. Thay vì chỉ quan tâm tới độ sáng của ánh sáng thu được ở những màu sắc khác nhau, họ quan sát cả sự phân cực ánh sáng. Ánh sáng từ các hành tinh ở quá xa bị chelaaps bởi ánh sáng mạnh mẽ từ sao mẹ của chúng và do đó rất khó xác định được mật độ ánh sáng theo cách thông thường. Tuy nhiên bằng phương pháp phân cưucj, các nhà thiên văn có thể lọc ra ánh sáng phản xạ từ hành tinh mà không bị lẫn với ánh sáng từ sao mẹ do chỉ có sánh sáng phản xạ này mới bị phân cực.

Qua việc nghiên cứu ánh sáng phân cực phản xạ từ Trái Đất tới Mặt Trăng, các nhà thiên văn mặc nhiên coi rằng đang nghiên cứu một hành tinh xa lạ và kết quả của họ cho thấy hành tinh đó (Trái Đất) có lớp khí quyển dày, bao phủ phần lớn bởi đại dương và quan trọng nhất là sự có mặt của thảm thực vật trên đó.

Công nghệ này sẽ giúp các nhà thiên văn tiến gần hơn tới việc xác định các hành tinh có sự sống trong vũ trụ. Tất nhiên sự sống ở đây không phải là nền văn minh hay sự tồn tại của sinh vật có trí tuệ mà trước hết là sự có mặt của thực vật có quang hợp.

Các thế hệ kính thiên văn tiếp theo, chẳng hạn như kính thiên văn cực lớn cE-ELT của châu Âu sẽ có thể mang lại cho chúng ta thêm những tin tức để cho chúng ta biết rằng Trái Đất không phải nơi duy nhất tồn tại sự sống trong vũ trụ.

VACA
(Theo Science Daily)