Thiên hà của chúng ta có lẽ tràn ngập các hành tinh vô gia cư, lang thang trong không gian thay vì có quĩ đạo quanh một ngôi sao. Trên thực tế, có thể có tới số hành tinh lang thang như vậy gấp 100.000 lần số sao trong Milky Way, theo nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại viện Vật lý hạt và vũ trụ học Kavli (KIPAC) tại Stanford, California.

Nếu các quan sát khớp với dự đoán thì dạng thiên thể mới này sẽ làm ảnh hưởng tới các lý thuyết hiện nay về sự hình thành của các hành tinh và cả hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc và sự phong phú của sự sống.

"Nếu một hành tinh nào đó dạng này đủ lớn để có khí quyển, chúng có thể giữ được đủ nhiệt lượng để cho phép tồn tại sự sống của vi khuẩn" - Louis Strigari tại KIPAC cho biết. Mặc dù những hành tinh du mục này không được sưởi ấm nhờ các ngôi sao, chúng có thể tự cung cấp nhiệt cho mình bằng các phân rã phóng xạ và hoạt động kiến tạo.

Những tìm kiếm trong 2 thập kỉ vừa qua đã xác định được hơn 500 hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta, hầu hết chúng chuyển động trên quĩ đạo quanh các ngôi sao. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã xác nhận được khoảng một chục hành tinh du mục bằng một công nghệ gọi là vi thấu kính hấp dẫn, xác định sự hội tụ ánh sáng của ngôi sao do ảnh hưởng hấp dẫn khi có hành tinh đi qua.

Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng về việc có khoảng 2 hành tinh du mục như vậy ở mỗi loại sao được quan sát. Nhưng nghiên cứu mới dự đoán rằng chúng phổ biến hơn thế tới 50.000 lần.

Câu hỏi đặt ra là điều gì đã làm cho các hành tinh như vậy có thể hình thành, và yếu tố nào tác động đến sự phong phú về kích thước của chúng từ cỡ như Pluto cho tới lớn hơn cả Sao Mộc. Để trả lời những câu hỏi này sẽ cần đến tương lai của những kính thiên văn hiện đại hơn sẽ được triển khai vào những năm 2020.

VACA