stars

Kính thiên văn không gian James Webb sẽ nghiên cứu một lỗ đen đang nhấp nháy một cách kì lạ tại trung tâm thiên hà của chúng ta, Milky Way, điều này vốn đã được chứng minh là khó khám phá đối với các kính thiên văn hiện có.

Cùng với sự góp sức của nhiều kính thiên văn khác, kính James Webb sẽ tham gia tìm hiểu bản chất của một lỗ đen siêu nặng tên gọi là Sagittarius A*. Lỗ đen này có xu hướng bùng sáng theo giờ khiến việc ghi hình nó trở nên khó khăn.

Tham gia cùng các nhà nghiên cứu của Webb là nhóm nghiên cứu của Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) - dự án kết hợp tám kính thiên văn vô tuyến đặt trên mặt đất, đã ghi lại hình ảnh đầu tiên của lỗ đen M87* vào năm 2019.

Mặc dù Sagittarius A* gần hơn M87*, nhưng do tính chất nhấp nháy của nó khiến lỗ đen siêu nặng này của Milky Way trở thành mục tiêu khó khăn hơn nhiều, các quan chức Webb cho biết trong một tuyên bố.

"Trong khi lõi của M87 là một mục tiêu ổn định, thì Sagittarius A* có sự xuất hiện các đốm sáng nhấp nháy bí ẩn hàng giờ, khiến quá trình chụp ảnh trở nên rất khó khăn", các quan chức của Webb viết vào cuối năm 2021. "Webb sẽ hỗ trợ bằng các hình ảnh chụp ở dải hồng ngoại về khu vực lỗ đen, cung cấp dữ liệu về thời điểm xuất hiện sự bùng sáng sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho nhóm EHT."

Các vụ bùng sáng xảy ra khi các hạt mang điện được gia tốc quanh lỗ đen để đạt mức năng lượng cao hơn, tạo ra sự phát xạ ánh sáng.

Webb được phóng vào ngày 25 tháng 12 và đang trong giai đoạn vận hành kéo dài nhiều tháng, sau đó sẽ quan sát Sagittarius A* ở hai bước sóng hồng ngoại, từ một góc khuất nhỏ bé của không gian, nơi không bị những ánh sáng khác làm ảnh hưởng. Bởi vì các kính EHT đặt trên mặt đất, hi vọng dữ liệu thu được từ Webb sẽ bổ sung thêm cho dữ mặt đất để có được hình ảnh rõ ràng hơn.

Các đối tác tham gia hy vọng rằng việc hợp tác giữa Webb và EHT sẽ cung cấp thêm thông tin liên quan đến nguyên nhân gây ra sự bùng sáng, do đó có thêm chi tiết để nghiên cứu hố đen, sự bùng sáng của Mặt Trời hay hơn cả là vật lý hạt và plasma nói chung.

"Chúng tôi muốn biết vũ trụ hoạt động như thế nào, bởi vì chúng ta là một phần của vũ trụ. Các lỗ đen có thể nắm giữ manh mối cho một số câu hỏi lớn này", nghiên cứu viên chính Farhad Yusef-Zadeh, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Northwestern ở bang Illinois, cho hay điều này trong cùng một tuyên bố.

Lỗ đen vật lý đầu tiên được biết tới đã được phát hiện từ năm 1971. Hình ảnh EHT đầu tiên của M87* trong năm 2019 cho thấy “bằng chứng trực quan rằng dự đoán về lỗ đen từ lý thuyết của Einstein là đúng”, thông cáo báo chí nêu rõ.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, lỗ đen là "cơ sở chứng minh" cho lý thuyết của Einstein và hy vọng rằng sự hợp tác đầu tiên này giữa Webb và EHT sẽ cho phép kính thiên văn có nhiều thời gian hơn trong không gian, trong những năm tới.

Triệu Thu Trang
Theo Live Science