KIC 8462852, hay "sao Tabby", được đặt tên theo Tabetha Boyajian - nhà khoa học tại Đại học bang Louisiana (Mỹ) đứng đầu việc nghiên cứu ngôi sao này. Nó là một sao kích thước trung bình, lớn hơn Mặt Trời khoảng 50% và nóng hơn khoảng 1.000 độ, cách chúng ta khoảng 1.000 năm ánh sáng. Tuy nhiên độ sáng của nó đã tăng lên và giảm đi một cách không thường xuyên mà chưa có bất cứ lời giải thích hợp lý nào. Nhiều lý thuyết và suy đoán khác nhau đã được đề xuất để giải thích độ sáng bất thường của nó, trong đó có giả thuyết về một siêu cấu trúc ngoài hành tinh chuyển động quanh ngôi sao này.
Sao Tabby nằm ở hướng của chòm sao Cygnus. Nó đã khiến các nhà khoa học tập trung hàng chục kính thiên văn khắp thế giới để quan sát trong năm 2017. Kết quả là một lượng dữ liệu lớn đã được thu thập và được công bố trên hai bài báo, một của nhóm nghiên cứu lớn do Tabetha Boyajian đứng đầu, và một của nhóm đứng đầu bởi Hans Deeg - một nhà nghiên cứu ở Viện vật lý thiên văn Canary, đại học La Laguna (IAC/ULL).
"Kể từ khám phá sao Tabby, sử dụng dữ liệu quan sát trong 5 năm, cuối cùng chúng tôi đã có thêt đưa ra những ý tưởng mới thuyết phục về bản chất của thiên thể kỳ lạ này," Hans Degg nói.
Các nhà khoa học đã quan sát ngôi sao này một cách chặt chẽ với các kính thiên văn của Đài quan sát Las Cumbres (LCO) từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Vào tháng 5 năm ngoái, khi một nhóm nghiên cứu do Marian Martinez đứng đầu quan sát nó bằng kính thiên văn Mercator, mạng lưới kính LCO đã xác định được sự sụt giảm 1% độ sáng của ngôi sao trong ít ngày.
Tiếp theo những quan sát này, các quan sát tiếp theo đã được thực hiện ở quang phổ phân giải cao cùng sự tham gia của nhiều nhà khoa học có chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực đã dạng như vật lý mặt trời, vật lý sao nặng và ngoại hành tinh.
Cùng lúc đó, nhóm của Hans Deeg đã chuẩn bị qian sát ngôi sao với kính thiên văn lớn GTC có đường kính 10 mét với mục đích đợi tới khi sao Tabby "thức giấc". Nhóm nghiên cứu đã đo màu sắc của ngôi sao ở độ chính xác cao trong giai đoạn này và những giai đoạn mờ đi trong suốt năm 2017. Rất có khả năng bụi liên sao gây ra sự mờ đi và sáng lên trở lại của ngôi sao này. Dữ liệu mới cho thấy những màu sắc khác nhau của ánh sáng bị mờ đi với mức độ khác nhau.
Roi Alonso - một nhà nghiên cứu tạo IAC/ULL và là một đồng tác giả của nghiên cứu - cho biết: "Vì lý do này, chúng tôi biết rằng vật chất nằm giữa chúng ta và ngôi sao không phải là đục, vì thế đó không phải là một hành tinh hoặc một siêu cấu trúc của người ngoài hành tinh."
Tuy nhiên phương pháp được sử dụng để nghiên cứu ngôi sao này đang dẫn đường tới một kỷ nguyên mới trong thiên văn học. Các nhà thiên văn nghiệp dư, hay được gọi là các "thợ săn hành tinh" đã tham gia vào việc lọc lượng dữ liệu khổng lồ của nhiệm vụ Kepler để xác định những hành vi bất thường của ngôi sao này hồi năm 2015, vài năm sau khi nhiệm vụ kết thúc năm 2013. Và đồng thời với việc các quan sát tiếp tục được thực hiện bởi mạng lưới kính LCO, đã có 90.000 euro được huy động từ một chiến dịch quyên góp cho việc nghiên cứu ngôi sao này do Boyajian tổ chức.
"Một lần nữa, nếu không có người dân hỗ trợ, chúng tôi đã không thể thu được lượng dữ liệu lớn như thế" - Bouajian nói.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu trả lời chưa được biết. Hiện tại các nhóm nghiên cứu đang đợi sao Tabby thức giấc một lần nữa và mờ đi mạnh hơn nữa, từ 10% đến 20% như các quan sát mà Kepler thu được hơn 5 năm trước. Mặc dù dữ liệu hiện tại ủng hộ giả thuyết rằng ngôi sao bị mờ đi do một đám mây bụi lớn bao quanh, quan sát về những biến động trong tương lai mới có thể mang lại hi vọng giải được dứt điểm câu đố về ngôi sao này.
Bryan
Theo Space Daily