Những hiểu biết ít ỏi về các ngôi sao màu xanh sáng ở phía trên bên trái của bức ảnh lớn  với độ phân giải 615 megapixel của ESO này là một phòng thí nghiệm vũ trụ hoàn hảo để nghiên cứu về cuộc đời và cái chết của các ngôi sao. Được biết đến với cái tên là Messier 18, cụm sao này có chứa các sao hình thành từ cùng một đám mây khí và bụi khổng lồ.

 

Trong bức ảnh này cũng nổi bật lên những đám mây màu đỏ chính là khí hydro phát sáng và những dải bụi nhỏ tối, được chụp bởi kính thiên văn khảo sát VST thuộc VLT đặt tại Đài quan sát Paranal của ESO ở Chile .

Messier 18 đã được phát hiện và ghi nhận vào năm 1764 bởi Charles Messier - tên ông được đặt chung cho các đối tượng trong danh mục Messier -  trong khi tìm kiếm các thiên thể dạng sao chổi. Nó nằm trong thiên hà Milky Way, cách chúng ta khoảng 4600 năm ánh sáng ở khu vực của chòm sao Sagittarius và bao gồm rất nhiều ngôi sao liên kết lỏng lẻo với nhau - một cấu trúc được gọi là một cụm sao mở.

Có hơn 1000 cụm sao mở đã được biết đến trong thiên hà Milky Way, với một loạt các đặc tính, như kích thước và tuổi tác, từ đó cung cấp cho các nhà thiên văn học những đầu mối về sự hình thành, phát triển và cái chết của sao. Điều hấp dẫn chủ yếu của các cụm sao này đó là tất cả các ngôi sao trong chúng đều được sinh ra từ cùng một loại vật chất.

Trong Messier 18, màu xanh và màu trắng của các nhóm sao chỉ ra rằng chúng là những ngôi sao rất trẻ, có lẽ chỉ khoảng 30 triệu năm tuổi. Gọi chúng là những ngôi sao anh chị em có nghĩa là bất kỳ sự khác biệt nào giữa chúng sẽ chỉ là do khác nhau về khối lượng chứ không do khoảng cách của chúng từ Trái Đất hay các thành phần vật chất hình thành. Điều này làm cho các cụm sao này trở nên rất hữu ích trong việc hiệu chỉnh các lý thuyết về sự hình thành và tiến hóa của sao.

Các nhà thiên văn ngày nay đã biết rằng hầu hết các ngôi sao được tạo thành  theo nhóm được sinh ra từ cùng một đám mây khí bị sụp đổ hấp dẫn. Các đám mây khí và bụi còn sót lại hay các đám mây phân tử bao phủ trong những ngôi sao mới thường được thổi bay đi bởi những cơn gió mạnh của những  ngôi sao này, làm suy yếu những ràng buộc hấp dẫn liên kết chúng. Theo thời gian, những ngôi sao anh chị em với mối liên kết lỏng lẻo như những sao trong bức hình ở trên thường sẽ tách ra các hướng khác do tương tác với các sao láng giềng hoặc do sự hút và đẩy của các đám mây khí lớn. Ngôi sao của chúng ta, Mặt Trời rất có thể từng là một phần của một nhóm rất giống Messier 18 cho đến khi những bạn đồng hành của nó dần dần được phân bố khắp Milky Way.

Các làn tối ngoằn ngoèo thông qua hình ảnh này là  những dải bụi vũ trụ tối, ngăn chặn ánh sáng phát ra ngoài từ các sao ở xa. Các đám mây đỏ mờ tương phản đan xen giữa các ngôi sao được tạo thành từ việc ion hóa khí hydro. Các khí này phát sáng vì những ngôi sao này còn trẻ, những ngôi sao siêu nóng như thế này phát ra tia tử ngoại cường độ cao để tách các electron của đám khí xung quanh nó và làm cho nó phát ra ánh sáng mờ nhạt như trong bức ảnh này. Với những điều kiện thích hợp, những vật chất này một ngày nào đó có thể sụp đổ vào chính mình và lại cung cấp cho Milky Way một thế hệ sao mới, một quá trình hình thành sao có thể kéo dài liên tục tới vô hạn.

Thu Phương
Theo Science Daily