Nếu bạn bước vào một ngôi nhà và căn bếp của nó được trải những cuốn tạp chí National Geographic cũ và bụi bặm, có thể bạn sẽ tự hỏi chúng từ đâu đến. Đó là điều cơ bản khi nhìn vẻ ngoài của Sao Thủy. Ngoại trừ  thay vì những cuốn tạp chí là sự phân bố kỳ lạ của đá trên bề mặt hành tinh. Nhưng, điểm giống những cuốn tạp chí là các nhà khoa học cho rằng, đá ở đây đến từ bên dưới "tầng hầm" của Sao Thủy.

 

Một nhóm các nhà khoa học của NASA dẫn đầu bởi Asmaa Boujibar đã thực hiện thí nghiệm trong đó đưa vật chất tương tự như ở Sao Thuỷ vào điều kiện nhiệt độ và áp suất cao khác  nhau. Khi thay đổi nhiệt độ và áp suất của đá trong chiếc nồi áp suất này đến mức độ thường thấy sâu trong hành tinh, họ đã có thể tái tạo một quang phổ cho các vật chất tương tự mà bạn muốn tìm thấy trên bề mặt Sao Thủy, như được quan sát bởi tàu không gian MESSENGER có quĩ đạo quanh hành tinh này.

Bề mặt kỳ lạ của Sao Thủy là động lực cho một số nhà khoa học của NASA. “Bạn tìm thấy những điều không đúng với ý kiến của bạn, và đột nhiên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra” Ralph McNutt, nhà hoa học của dự án MESSENGER, người không làm việc trên thí nghiệm đặc biệt này cho biết, “Đó là lí do chúng tôi khám phá”.

Nhóm nghiên cứu đã tái tạo những điều kiện như ranh giới giữa lõi và lớp vỏ của Sao Thủy với áp suất cao hơn 30.000 lần và nhiệt độ thì nóng hơn 1200 – 1800 độ C so với tầng hầm trong ngôi nhà của bạn. Họ đã sử dụng một loại bột được thiết kế để phù hợp với các thành phần của enstatite chondrites, các thiên thạch hiếm và phổ biến trên Sao Thủy bởi thành phần hóa học của chúng là tương tự, theo các kết quả được công bố tại Hội nghị Goldschmidt về Hóa học Địa chất ở Yokohama, Nhật Bản.

Việc tìm kiếm đá dưới bề mặt Sao Thủy không phải là quá kỳ lạ như chúng ta nghe về nó. Mép lõi của Sao Thủy chỉ nằm ở khoảng 400 km dưới về mặt, do đó, phần lõi chiếm khoảng 80% bán kính của hành tinh. Chúng ta không chắc bằng cách nào Sao Thủy có một lõi ở nông tới mức vật chất của nó được đảy lên tới bề mặt hành tinh, nhưng các nhà khoa học khác đã suy đoán rằng có thể Sao Thủy từng là một hành tinh lớn hơn nhiều, lớp ngoài của nó đã bị tước đi bởi những va chạm dữ dội với các hành tinh sớm, theo một báo cáo trên Popular Mechanics.

McNutt có một số ý tưởng cho những bước tiếp theo để nghiên cứu hành tinh.

“Cho một tàu đổ bộ xuống Sao Thủy, có lẽ ở 2 cực và quan sát điều kiện của nước đóng băng”, ông nói, “Nhưng bạn phải thuyết phục được mọi người rằng điều đó xứng đáng để đổ chi phí cho nó."

L.C
Theo Astronomy