45 năm trước, ngày 20 tháng 8 năm 1977, một con tàu không gian đặc biệt đã rời hành tinh của chúng ta để bắt đầu chuyến hành trình chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Voyager 2 đã lần đầu tiên cho chúng ta nhìn rõ những hành tinh nhóm ngoài của Hệ Mặt Trời - điều mà trước đó chưa ai và chưa cách nào có thể làm được.
Voyager 1 được phóng sau Voyager 2 ít ngày, vào mùng 5 tháng 9 năm đó. Trên mỗi con tàu Voyager này có một đĩa vàng mang theo thông điệp là những lời chào, âm thanh, hình ảnh và âm nhạc của Trái Đất.
Mặc dù là một cặp tàu song sinh, nhưng hai còn tàu có quỹ đạo và những dụng cụ khoa học khác nhau. Mặc dù cả hai đều bay qua Sao Mộc và Sao Thổ, nhưng Voyager 1 ngay sau đó đã hướng vào không gian liên sao, trong khi Voyager 2 trở thành tàu không gian đầu tiên ghé thăm hai hành tinh băng khổng lồ là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
Những thế giới đầy màu sắc
Tới Sao Thiên Vương vào năm 1986, Voyager 2 đã có được bản đồ về những đám mây mang hai màu xanh lục và xanh lam nhạt, cùng với một thứ gì đó giống như một "vết tối", mà sau này được xác nhận bởi kính thiên văn không gian Hubble. Nó cũng phát hiện ra từ trường trước đó chưa được biết tới của hành tinh này, tạo thành một vệt xoắn ốc của các hạt mang điện phía sau hành tinh khi nó lăn trên quỹ đạo. 10 vệ tinh mới đã được phát hiện trong chuyến thám hiểm này, cùng với chúng là hai vành hành tinh mỏng màu tối.
Ba năm sau đó, Voyager 2 tới Sao Hải Vương và gửi về những hình ảnh của những đám mây màu xanh coban bị xoắn lại bởi sức gió lên tới 18.000 km/h. Một vết tối lớn màu đá phiến đươc xác định là một cơn bão có đường kính tương đương Trái Đất. Vệ tinh lớn nhất hành tinh này, Triton, có màu hồng của băng methane và phun ra những dòng ni-tơ đóng băng.
Tất nhiên, cả hai con tàu đều không trở về từ khi rời đi.
Thông điệp cho tương lai
Điều khiến mọi người yêu thích hai còn tàu này có lẽ còn hơn cả chính những hình ảnh đầy màu sắc về hai hành tinh băng khổng lồ là những đĩa vàng nổi tiếng. Một ủy ban do nhà thiên văn nổi tiếng Carl Sagan đứng đầu đã dành hơn một năm để tập hợp những dữ liệu phù hợp để giới thiệu về hành tinh và nền văn minh của chúng ta: từ những lời chào cho tới những hình ảnh và bản nhạc.
Trong bản ghi của hai chiếc đĩa này, bạn có thể nghe thấy tiếng đập đá của tổ tiên loài người vào thời xa xưa tương phản với tiếng nhịp tim của chúng ta. Một trong số 116 hình ảnh được mang theo là một nhà khoa học mặc chiếc áo của phòng thí nghiệm đang chăm chú vào kính hiển vi, một đôi bông tai rơi ra một cách duyên dáng từ đôi tai của cô. Đôi bông tai này đã gây ra tranh cãi xem liệu những người hành tinh khác (nếu một ngày họ tìm được và giải mã hai chiếc đĩa) thì có nhận thức được khái niệm "trang sức" hay không. Hình ảnh này cũng với ảnh chụp tế bào được phân chia rõ ràng trong một hình khác có mục đích là để những người hành tinh khác biết rằng khoa học với sự tham gia của kính hiển vi đã được biết tới trên hành tinh của chúng ta.
Mọi người đã thu âm lời chào bằng 55 thứ tiếng trên thế giới. Một số trong đó là những ngôi ngữ cổ như Akkadian và Hittite - vốn đã biến mất trên Trái Đất từ hàng nghìn năm trước. Những từ phổ biến nhất được sử dụng là "xin chào", "hòa bình" và "bạn bè".
Cuộc từ biệt dài ngày
Cuối cùng, vào năm 2018, Voyager 2 đã gia nhập cùng Voyager 1 khi cả hai cùng đi tới điểm xa hơn giới hạn của nhật quyển - nơi mà gió Mặt Trời không thể vươn xa thêm nữa do va chạm với gió (thực chất là dòng hạt mang điện) tới từ không gian liên sao. Thiên hà của chúng ta có đường kính 100.000 năm ánh sáng, và Voyager 2 mới chỉ cách Trái Đất 18 giờ ánh sáng.
Cat hai con tàu đều gửi tín hiệu xuyên qua không gian liên hành tinh tới ba ăng-ten đặt trên Trái Đất mà tới tận hiện nay vẫn đang hoàn động, gồm: Tidbinbilla, Goldstone và Madrid.
Trước khi thực sự rời đi, hai tàu Voyagers sẽ cần đi qua Mây Oort - một cấu trúc lớn và tối tăm chứa đầy các thiên thể băng bao quanh Hệ Mặt Trời, và việc đó sẽ đòi hỏi nó mất khoảng ... 20.000 năm nữa.
Hệ thống vận hành của Voyager 2 sẽ tắt dần một cách chậm rãi để duy trì càng lâu càng tốt. Nhưng nó sẽ hoàn toàn không còn nữa vào một thời điểm nào đó ở những năm 2030.
Ngay cả khi Voyager 2 ngừng truyền tín hiệu, nó cũng không chết hẳn. Chu kỳ bán rã của plutonium-238 trong nguồn năng lượng hạt nhân của nó là 87,7 năm, trong khi một phần nhỏ của uranium-238 được dùng cho đĩa vàng thì là 4,5 tỷ năm. Cả hai nguyên tố này đều dần chuyển thành chì trong quá trình này, nhưng rất chậm chạp. Như vậy, Voyager 2 sẽ chỉ thực sự chết khi không còn bất cứ thứ gì trên nó để diễn ra quá trình phóng xạ này.
Ý nghĩa văn hóa
Những cuộc bắn phá liên tục của bụi liên hành tinh sẽ dần bào mòn bề mặt của Voyager 2, thậm chí còn nhanh hơn so với Voyager 1 bởi chúng di chuyển qua hai khu vực khác nhau của không gian. Tuy nhiên, đĩa vàng của nó sẽ tồn tại thêm ít nhất 5 tỷ năm nữa.
Trái Đất có lẽ sẽ thay đổi nhiều đến mức chỉ 100 năm nữa, nó sẽ không thể được nhận ra dựa theo những gì khắc họa trên đĩa vàng. Con tàu cùng với những thông tin nó mang theo sẽ là một dữ liệu khảo cổ đặc biệt cho một tương lai hoàn toàn không biết trước.
Và mặc dù những đĩa vàng này thật sự hấp dẫn, thì ý nghĩa văn hóa thực sự của hai tàu Voyager nằm ở chính vị trí của chúng. Chúng đã dựng nên những cột mốc mới về sự có mặt của văn minh nhân loại trong không gian.
Khi hai con tàu này dừng truyền tín hiệu, đó sẽ là một khoảng trống lớn, bởi có nhiều thứ ở những nơi xa xôi của Hệ Mặt Trời mà các kính thiên văn không thể cho chúng ta thấy rõ như những gì Voyager đã làm.
Liệu ai, hay thứ gì rồi đây sẽ tiếp nối con đường đó?
Bryan
Theo Phys.org