Planets pair

Một hành tinh lang thang đã chạy khỏi hệ có chứa nó, nhưng có vẻ như nó không đơn độc trong chuyến hành trình này.

Việc phát hiện ra 2MASS J11193254–1137466 đã được công bố hồi năm ngoái. Nó là một hệ có khối lượng cỡ hành tinh nằm trong nhóm TW Hydrae - một nhóm nhiều ngôi sao có trung tâm nằm cách chúng ta khoảng 95 năm ánh sáng. 1137466 cách chúng ta khoảng 160 năm ánh sáng, nhưng chuyển động của nó cho thấy khả năng 80% là nó thuộc nhóm sao trẻ này.

Một phân tích gần đây gợi ý rằng nó không phải chỉ là một hành tinh lớn mà chính xác là hai hành tinh khí khổng lồ nhỏ hơn một chút so với sự đoán ban đầu, cả hai đều có tuổi khoảng 10 triệu năm.

Cả hai thiên thể này đều có khối lượng khoảng 4 lần khối lượng của Sao Mộc và dường như ràng buộc hấp dẫn với nhau ở khoảng cách gấp 4 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nếu được xác nhận, nó sẽ là hệ hai hành tinh đầu tiên từng được phát hiện. Khối lượng của hai thiên thể này xác nhận rằng chúng là hành tinh chứ không phải sao lùn nâu (những thiên thể lớn hơn hành tinh nhưng chưa đủ khối lượng để trở thành sao thực sự).

Tuy nhiên, cũng có khả năng rằng chúng được hình thành giống như sao lùn nâu, bồi tụ khối lượng từ sự sụp đổ các đám mây khí nhưng thất bại trong việc cháy sáng, hydro kết hợp thành các đồng vị khác chứ không tạo thành heli, và điều đó đòi hỏi nó vẫn phải được xếp loại là sao.

Hai hành tinh này đều thoát ra từ hệ của một sao trong nhóm TW Hydrae và trôi tự do ra không gian bên ngoài. Khi đã bị sao mẹ bỏ rơi, ít nhất thì hai hành tinh này đã đồng hành cùng nhau, và đó là điều thực sự thú vị.

Tuấn Phong

Theo Astronomy