Trung tâm của thiên hà Milky Way hiện tại là một nơi tĩnh lặng với sự hiện diện của một lỗ đen siêu nặng, chỉ thỉnh thoảng nuốt vào những ngụm nhỏ khí hydro. Nhưng nó không phải đã luôn như vậy.
Một nghiên cứu mới cho thấy 6 triệu năm trước, khi những tổ tiên loài người đầu tiên của chúng ta bắt đầu dạo bước trên Trái Đất, phần lõi thiên hà của chúng ta đã bùng cháy đầy giận dữ. Bằng chứng của giai đoạn hoạ động này đến từ việc tìm kiếm khối lượng hụt của thiên hà.
Các phéo đi cho thấy khối lượng của thiên hà Milky Way nặng bằng khoảng 12 nghìn tỷ lần Mặt Trời. Khoảng 5/6 trong số đó là vật chất tối - loại vật chất bí ẩn và vô hình chưa được biết rõ. 1/6 còn lại có khối lượng khoảng 150 đến 300 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, là vật chất thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn tính đến tất cả số sao, khí và bụi mà chúng ta có thể thấy thì bạn chỉ tìm thấy khoảng 65 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Phần còn lại của lượng vật chất thường nay, thứ tạo thành tất cả các neutron, proton và electron,,,, dường như bị hụt mất.
"Chúng tôi đã chơi trò trốn tìm của vũ trụ. Và chúng tôi tự hỏi rằng liệu khối lượng bị thiếu hụt đó có thể ở đâu?" Trưởng nhóm tác giả Fabrizio Nicastro, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA) và nhà vậ lý thiên văn tại Viện vật lý thiên văn quốc gia Italia (INAF) cho biết.
"Chúng tôi đã phân tích các quan sát ở bước sóng của tia X được lưu trừ từ đài quan sát không gian XMM-Newton và tìm thấy khối lượng bị thiếu nằm dưới dạng một lớp sương mù của khí hàng triệu độ trong thiên hà. Sương mù này hấp thụ tia X từ các nguồn trên nền xa hơn". Nicastro nói.
Các nhà thiên văn học sử dụng thông số về sự hấp thụ này để tính ra lượng vật chất thường ở đây, và cách mà nó được phân bố. Họ đã sử dụng các mô hìnhmays tinh nhưng phát hiện ra rằng chúng không khớp với các quan sát có sự tham gia của đám khí này. Thay vào đó, họ thấy có một bóng khi ở trung tâm thiên hà mở rộng ra tới 2/3 khoảng cách từ đó tới Trái Đất.
Bóng khi này được ước tinh có một lượng năng lượng khổng lồ. Năng lượng đó theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, đến từ lỗ đen đang nuốt khí. Trong khi một phần khi bị lỗ đen nuốt vào, một phần khác được đẩy ra với vận tốc lên tới 1.000km/s.
Sáu triệu năm sau, sóng xung kích tạo thành từ giai đoạn này đã đi được 20.000 năm ánh sáng trong không gian. Cùng lúc đó, lỗ đen đã ăn hết thức ăn ở gần của nó và đi vào trạng thái ngủ đông.
Sự kiện xảy ra ở thời điểm nêu trên được chứng minh qua sự có mặt của các sao có tuổi khoảng 6 triệu năm ở gần trng tâm thiên hà. Các sao này tạo thành từ cùng một loại vật chất với những gì bị kéo về phía lỗ đen.
Các quan sát và mô hình máy tính liên quan cũng cho thấy khí nóng hàng triệu đố có thể có khối lượng 130 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Vì vậy, nó có thể giải thích lí do của việc thiếu hụt vật chất. Lượng vật chất này quá nóng để có thể dễ dàng được nhìn thấy.
Nhiều câu trả lời hơn sẽ tới từ dự án không gian đã được đề xuất có tên là A-ray Surveyor. Nó sẽ có thể lập bản đồ của bóng khi bằng cách quan sát các nguồn mờ hơn, và ghi nhận chi tiết hơn để có thêm thông tin về lượng vật chất mất tích. Đài quan sát Athena X-ray của ESA được dự kiến sẽ khởi động năm 2028 cũng mang lại những hứa hẹn tương tự.
Bryan
Theo Science Daily