Mưa sao băng lớn nhất hàng năm, Perseids sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 12, 13 tháng 8 này. Khó khăn lớn cho người quan sát là nó sẽ bị che mờ một phần không nhỏ bởi ánh Trăng. Nếu thời tiết lý tưởng, người quan sát vẫn có thể nhìn thấy một số sao băng của hiện tượng này.

Theo một nghiên cứu mới, Milky Way nhỏ hơn so với các nhà thiên văn từng nghĩ. Lần đầu tiên, các nhà khoa học có thể đo lường chính xác khối lượng thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.

 

Các nhà thiên văn học tại đại học British Columbia đã hợp tác với các nhà nghiên cứu quốc tế để tính toán khối lựợng chính xác của các thiên hà Milky Way và Andromeda, xóa bỏ quan điểm cho rắng hai thiên hà có khối lựợng tương tự nhau.

 

Trong hình ảnh hấp dẫn mới được chụp từ đài quan sát La Silla (Chile) của đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu (ESO), các sao trẻ đang co cụm lại với nhau đối diện với một đám mây khí và bụi rực rỡ. Khoảng 10 triệu năm trước, cụm sao NGC 3293 chỉ là một đám mây khí và bụi, nhưng rồi các sao bắt đầu hình thành, nó đã trở thành nhóm các sao sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy ở đây. Các cụm như thế này là nơi tiến hành những thí nghiệm, cho phép các nhà thiên văn học tìm hiểu thêm về cách phát triển của các sao.

 

Mưa sao băng Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình, diễn ra trong khoảng thời gian từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hàng năm, với cực điểm rơi vào khoảng đêm 27 đến 29.