SMACS 0723

Khoảng 400.000 năm sau Big Bang, vũ trụ là một nơi rất tối tăm. Ánh sáng từ vụ nổ ban đầu đã nguội đi, và không gian được lấp đầy bởi khí rất đậm đặc — chủ yếu là hydro — không có nguồn sáng nào. Một cách chậm rãi, qua hàng trăm triệu năm, khí được kéo lại thành những cụm lớn nhờ lực hấp dẫn, và cuối cùng, những cụm này đã phát triển đủ lớn để phát sáng. Đó là những ngôi sao đầu tiên.

supermassive black holes

Sử dụng dữ liệu lưu trữ từ kính thiên văn Gemini Bắc, một nhóm các nhà thiên văn học đã quan sát cặp lỗ đen siêu nặng lớn nhất từng được tìm thấy. Sự hợp nhất của hai lỗ đen siêu nặng là một hiện tượng đã được dự đoán từ lâu, mặc dù chưa bao giờ được quan sát. Cặp lỗ đen siêu nặng khổng lồ này cung cấp manh mối về lý do tại sao một sự kiện như vậy dường như không có khả năng xảy ra trong vũ trụ.

ESO 245-5

Bức ảnh này của kính thiên văn không gian Hubble cho thấy một vùng rộng lớn đầy sao trên nền của bụi, khí và ánh sáng từ các đối tượng thiên văn xa hơn. Có nhiều sao trong trường nhìn của bức ảnh này tới mức có thể hơi khó để nhận ra rằng trên thực tế bạn đang nhìn vào một thiên hà.

Mimas

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng Mimas, một vệ tinh nhỏ của Sao Thổ, có thể có một đại dương lỏng ẩn giấu dưới lớp vỏ băng dày của nó và do đó có thể có những điều kiện cần thiết cho sự sống.

Sunspot

Một cụm các vết đen Mặt Trời có kích thước gấp 15 lần đường kính của Trái Đất đã được chụp ảnh bởi robot Perseverance của NASA đang làm việc ở Sao Hỏa vào tuần trước. Hiện giờ, những vết đen này đang hướng về phía Trái Đất, với khả năng sẽ tạo ra những quầng lửa mạnh.