Một nhóm các nhà khoa học của Nasa tiến hành nghiên cứu  để trả lời những câu hỏi được quan tâm nhất về một trong các "mặt trăng" đặc biệt nhất của Sao Mộc.

Các quan sát từ đài Chandra X-ray của NASA đã hé lộ một đám mây khí hàng triệu độ trong một thiên hà cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng. Đám mây khí nóng dường như được tạo thành từ một va chạm giữa một thiên hà lùn với thiên hà lớn hơn có tên NGC 1232. Nếu được xác nhận, khám phá này sẽ đánh dấu lần đầu tiên va chạm dạng này được phát hiện chỉ ở dải X-ray, và có thể tác động tới những hiểu biết về việc các thiên hà đã lớn thêm ra sao qua những va chạm tương tự.

Sử dụng dữ liệu hồng ngoại từ Kính viễn vọng Subaru tại Hawaii, một nhóm các nhà thiên văn học đã chụp được ảnh của một hành tinh khổng lồ xung quanh ngôi sao sáng GJ 504. Với khối lượng lớn hơn vài lần và kích thước tương tự Sao Mộc,  hành tinh mới, được đặt tên GJ 504b, là hành tinh có khối lượng thấp nhất từng được phát hiện xung quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp ảnh trực tiếp.

 

Nếu thời tiết thuận lợi, người yêu thích bầu trời sẽ có cơ hội quan sát một trong những hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm nay vào đêm 12, 13 tháng 8: mưa sao băng Perseids. Diễn ra vào ngay đầu tháng âm lịch, Perseids sẽ rất dễ được quan sát với nhiều sao băng sáng và dài tại những nơi ít ô nhiễm ánh sáng.

Một nhóm các nhà thiên văn học tại Đại học Anitoquia, Medellin, Colombia, đã phát hiện ra một nghĩa địa của các sao chổi. Các nhà nghiên cứu, đứng đầu bởi Giáo sư thiên văn học Ignacio Ferrin của đại học Anitoquia, mô tả một số đối tượng này, không hoạt động trong hàng triệu năm, đã hoạt động trở lại khiến họ đặt tên cho nhóm đối tượng này là "sao chổi Lazarus" (ý chỉ là sao chổi có thể tái hoạt động sau khi bị mắc lại ở đâu đó).