N79

Bức ảnh này chụp bởi kính thiên văn không gian James Webb của NASA/ESA/CSA cho thấy một vùng H II trong thiên hà vệ tinh của chúng ta, Mây Magellan Lớn (LMC). Tinh vân này, được biết đến với tên N79, là một vùng chứa đầy hydro nguyên tử liên sao đang bị ion hóa, được ghi lại bởi máy ảnh trung hồng ngoại (MIRI) của Webb.

Earth-like planet

Vào giai đoạn sớm của mình, Mặt Trời có thể đã thu hút một số ngoại hành tinh có kích thước cỡ Sao Hỏa hoặc Sao Thủy, giờ đây chúng đang có quỹ đạo ở vùng ngoại vi của Hệ Mặt Trời, nhưng việc xác định chúng sẽ vô cùng khó khăn.

gravitational wave

Các nhà thiên văn học liên tục khám phá vũ trụ thông qua các bước sóng khác nhau của quang phổ điện từ, từ ánh sáng biểu kiến quen thuộc cho tới sóng vô tuyến, hồng ngoại hoặc gamma. Có một vấn đề khi nghiên cứu vũ trụ thông qua quang phổ điện từ, đó là chúng ta chỉ có thể thu được ánh sáng từ thời điểm khi vũ trụ 380.000 năm tuổi. Một cách tiếp cận thay thế là sử dụng sóng hấp dẫn, được cho là đã có mặt trong vũ trụ sơ khai và có thể cho phép chúng ta thăm dò xa hơn vào quá khứ.

exoplanet

Một ngoại hành tinh chuyển động quanh một sao nhỏ cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng có thể là một thế giới nước thân thiện với sự sống. Đó là kết quả từ một nghiên cứu mới, và các nhà khoa học trông đợi rằng kính thiên văn không gian James Webb sẽ làm sáng tỏ dự đoán này.

meteor shower

Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2024 là mưa sao băng Quadrantids sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Mặc dù không phải một năm lý tưởng để quan sát Quadranrids lần này, nếu có một bầu trời đủ trong và một chút kiên nhẫn, bạn vẫn có thể tìm thấy nhiều sao băng của nó.