Người ta thường nói bạn không thể đánh giá một cuốn sách  chỉ qua bìa của nó. Còn các hành tinh thì sao? Lấy Sao Hải Vương làm ví dụ. Trong nhiều năm, đặc biệt là từ năm 1989 khi Voyager 2 bay qua hành tinh này và đo trường hấp dẫn của nó, các nhà thiên văn học đã biết rằng khối cầu xanh khổng lồ này ẩn chứa một thế giới bí mật bên trong. Ẩn dưới những tầng mây xanh là lõi đá không lớn hơn nhiều Trái Đất. Sao Thiên Vương cũng có. Những "thế giới chồng chéo" này có thể có những đặc tính kì lạ như là các đại dương nóng như thiêu đốt và mưa kim cương.

 

 

Giá như các nhà nghiên cứu có thể bóc lớp vỏ mây đó để nhìn sâu vào trong ...

Cách chúng ta khoảng 30 năm ánh sáng, một hành tinh có kích thước của Sao Hải Vương có những lớp ngoài như vậy đang bóc!

Các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện ra một đám mây lớn của hydro đang bốc hơi từ một hành tinh cỡ Sao Hải Vương có tên là GJ 436b.

"Đám mây này thật ngoạn mục", phát biểu của trưởng nhóm nghiên cứu là David Ehrenreich tại đài quan sát Đại học Geneva, Thuỵ Sĩ. "Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho nó là Behemoth*."

Khí chuyển của hành tinh này đang bay hơi bởi chiếu xạ quá mạnh từ sao mẹ của nó - một quá trình có lẽ còn dữ dội hơn trong quá khứ.

"Ngôi sao mẹ, một sao lùn đỏ, đã từng hoạt động mạnh hơn." Ehrenreich nói. "Điều đó có nghĩa là khí quyển của hành tinh đã bay hơi nhanh hơn trong một tỷ năm đầu tiên của nó. Nói chung, chúng tôi ước tính rằng nó đã mất khoảng 10% khí quyển."

GJ 436b được coi là "Sao Hải Vương ấm" bởi kích thước của nó và bởi nó gần sao mẹ hơn so với khoảng cách từ Sao Hải Vương tới Mặt Trời. Chuyển động trên quĩ đạo có bán kính nhỏ hơn 3 triệu dặm, nó xoay quanh sao lùn đỏ trung tâm với chu kì chỉ 2,6 ngày Trái Đất. Trong khi đó, chúng ta biết rằng Trái Đất cách Mặt Trời 93 triệu dặm và có chu kì 365,24 ngày.

Những hệ như GJ 436b có thể giải thích sự tồn tại của những "siêu Trái Đất nóng".

"Siêu Trái Đất nóng" là những "phiên bản" nóng hơn và lớn hơn hành tinh của chúng ta. Các kính thiên văn không gian như kính Kepler của NASA hay CoRoT do Pháp đứng đầu đã tìm ra hàng trăm hành tinh như vậy chuyển động quanh những sao ở xa. Sự tồn tại của Behemoth gợi ý rằng siêu Trái Đất nóng có thể là phần còn lại của các Sao Hải Vương ấm khi chúng mất hoàn toàn khí quyển của mình qua quá trình bốc hơi.

Việc tìm ra mây bao quanh GJ 436b đòi hỏi sử dụng khả năng quan sát tien cực tím của Hubbe. Khí quyển Trái Đất chặn hầu hết bức xạ cực tím (hay tử ngoại/UV) và do đó chỉ có các kính không gian như Hubble mới có thể quan sát các thiên thể như vậy.

"Bạn không thể nhìn thấy Behemoth ở bước sóng biểu kiến vì nó hoàn toàn vô hình dưới khía cạnh quang học," Ehrenreich cho biết. Mặt khác, nó phát ra tia UV rất mạnh.

Công nghệ quan sát bước sóng cực tím có thể là một bước thay đổi trong việc nghiên cứu các ngoại hành tinh, Ehrenreich bổ sung thêm. Ông trông đợi rằng các nhà thiên văn học sẽ tìm ra hàng nghìn Sao Hải Vương ấm và Siêu Trái Đất trong những năm sắp tới. Các nhà thiên văn học sẽ muốn khảo sát chúng về bằng chứng của sự bốc hơi. Hơn thế nữa, công nghệ này có thể giúp xác định dấu hiệu của các đại dương đang bốc hơn trên những hành tinh dạng Trái Đất.

Bryan (VACA)
Theo Space Daily

*Chú thích của người dịch: Behemoth là tên một quái vật huyền thoại được nhắc tới trong Kinh thánh, là một dạng kết hợp giữa voi, hà mã, tê giác và trâu rừng, cùng với cái đuôi dài của loài sauropod (khủng long cổ dài). Theo một số ghi chép, Behemoth là quái vật nguyên thuỷ của đất liền, còn Leviathan là quái vật nguyên thuỷ của đại dương. Ở đây cái tên này được sử dụng có lẽ để ám chỉ sự to lớn và hình dạng kì lạ của đám mây đang bay hơi.