Quần (hay cụm) sao cầu là các ngôi sao rất già tập hợp lại thành mô hình có dạng gần cầu, và  có khoảng 150 quần sao cầu trải khắp thiên hà của chúng ta. Hubble là một trong những kính thiên văn tốt nhất để quan sát cấu trúc này, vì độ phân giải cực cao của nó cho phép các nhà thiên văn học nhìn thấy từng ngôi sao đơn lẻ, kể cả trong phần lõi rất đặc. Các cụm này trông đều khá giống nhau, và trong những bức hình của Hubble chúng ta khá khó để phân biệt chúng – và trông chúng đều giống NGC 411, vừa được chụp trong một bức ảnh gần đây.

Tuy vậy bề ngoài cũng có thể đánh lừa chúng ta: NGC411 thực ra không phải một quần sao cầu, và những ngôi sao của nó cũng không hề già. Nó thậm chí còn không ở trong Milky Way. NGC 411 được xếp loại là một quần sao mở ở gần Mây Magellan nhỏ (SMC), một thiên hà nhỏ gần chúng ta. Những ngôi sao trong quần mở ít gắn kết hơn trong một quần cầu, và theo thời gian thường trôi ra xa nhau, trong khi những cụm cầu đã hiện diện trong suốt hơn 10 tỉ năm lịch sử của thiên hà. NGC 411 là một quần sao khá trẻ, chỉ hơn 1/10 quãng thời gian đang nói tới. Những ngôi sao của NGC 411 không thể được coi là một di chứng từ những năm nguyên thủy của vũ trụ, mà thậm chí chỉ bằng một phần tuổi thọ Mặt Trời của chúng ta.

Những ngôi sao trong NGC 411 có tuổi thọ  ngang nhau, đều được hình thành cùng lúc từ cùng một đám mây khí. Nhưng chúng không có cùng kích thước. Bức hình của Hubble cho thấy các ngôi sao của cụm có rất nhiều màu và độ sáng khác nhau; và điều này cho các nhà thiên văn học biết thêm nhiều điều về những ngôi sao, bao gồm khối lượng, nhiệt độ và pha tiến hóa của chúng. Ví dụ, các ngôi sao xanh sẽ có nhiệt độ bề mặt cao hơn các ngôi sao đỏ.

Bức hình này được chụp từ các quan sát ánh sáng cực tím, ánh sáng nhìn thấy và  ánh sáng hồng ngoại từ Ống kính trường rộng 3 của Hubble. Màng lọc của ống kính này giúp kính thiên văn có thể nhìn thấy các màu sắc hơi vượt qua dải đỏ và tím của quang phổ ánh sáng.

Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily