Tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA đã đi 63 feet (khoảng 19 mét) về phía đông bắc vào sáng sớm thứ hai 12/10 vừa rồi, tiến gần tới một khu vực hơi thấp hơn được biết đến với cái tên "vịnh Yellowknife" (Yellow knife: con dao màu vàng), nơi các nhà khoa học dự định chọn một tảng đá để khoan.

Đây là ngày di chuyển thứ tư liên tiếp của Curiosity sau khi rời khỏi một địa điểm lộ thiên gọi là điểm Hồ (Point Lake), nơi nó đã ở vào tháng trước. Những chuyến đi này đi hết một lộ trình là 260 feet (79m) và đánh dấu quãng đường trong đồng hồ đo của con tàu là 0.37 dặm (598m).

Chặng đường này đưa con tàu gần tới một điểm lộ thiên gọi là Shaler, nơi  các nhà khoa học đã sử dụng Camera Hóa học (ChemCam) và Camera ăng ten (Mastcam) của Curiosity để thăm dò tính chất và các lớp bề mặt của đá. Trước khi dời khỏi điểm Hồ, mẫu vật thứ tư của một loạt cát bụi con tàu đã mang theo từ máy khoan Rocknest đã được phân tích bởi dụng cụ phân tích mẫu vật (SAM) của Curiosity.

Curiosity đã kết thúc chuyến đi của thứ hai khoảng 30% ngắn hơn lộ trình dự kiến khi nó phát hiện ra một điểm chênh lệch nhỏ giữa hai tính toán về độ nghiêng của nó. Chênh lệch này không đem lại nguy hiểm gì nhưng đã khiến phần mềm dừng chuyến đi lại để dự phòng. “Con tàu đang đi dọc các địa hình rất khác với các địa hình nó đã đi qua, và đang phản ứng khác biệt,” Rick Welch, quản lí dự án ở Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA, Pasadena, California, nói. “Chúng tôi đang có những bước tiến nhất định, dù chúng tôi và con tàu thám hiểm vẫn ở trong pha tìm hiểu, đi với vận tốc nhỏ hơn trên địa hình này hơn chúng tôi mong muốn.”

Curiosity đang tiến tới một miệng núi nơi nó sẽ đi xuống khoảng 20 inch (nửa mét) để tới vịnh Yellowknife. Nhóm tàu thám hiểm đang kiểm tra rất kĩ càng để tìm ra một con đường an toàn đi xuống. Vịnh Yellowknife sẽ là địa điểm đầu tiên để sử dụng máy khoan bụi đá của Curiosity, trước khi con tàu này quay về phía tây nam để tới địa điểm chính trên sườn núi Sharp.

JPL, một phòng của Viện Công nghệ California, Pasadena, quản lí dự án Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa và con tàu thám hiểm Curiosity cho Ban quản lý dự án khoa học NASA, Washington. JPL đã thiết kế và xây dựng con tàu.

Quỳnh Chi (VACA)
theo Science Daily